0902 148 147

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Cách đo và kiểm tra Thyristor SCR sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng

Hiokivn.com 11/03/2022 4568 lượt xem

    Thyristor là phần tử bán dẫn được ứng dụng nhiều trong chỉnh lưu dòng điện có điều khiển. Đo và kiểm tra Thyristor thường xuyên giúp phát hiện linh kiện này còn sống hay không. Dưới đây là cách đo và kiểm tra Thyristor chi tiết bằng đồng hồ vạn năng

    Thyristor (SCR) là gì?

    Thyristor (SCR) là một thiết bị đơn hướng tương tự như Diode, nghĩa là thiết bị này sẽ chỉ dẫn dòng điện theo một hướng duy nhất. Điểm khác biệt của Thyristor so với Diode là Thyristor có thể hoạt động như một công tắc mạch hở và chúng chỉ phù hợp ở chế độ chuyển mạch và không thể được sử dụng để khuếch đại.

    Hình ảnh Thyristor
    Hình ảnh Thyristor

    Thyristor SCR là thiết bị bán dẫn được cấu tạo bao gồm bốn lớp bán dẫn P-N ghép xen kẽ và được nối ra ba chân:

    • A : anode : Cực dương

    • K : Cathode : Cực âm

    • G : Gate : cực khiển cần tín hiệu để bật nó lên (controlled) và khi được bật lên nó hoạt động như một diode chỉnh lưu (rectifier).

    Thyristor (SCR) trong các thiết bị, linh kiện có thể xem như tương đương hai BJT gồm một BJT loại NPN và một BJT loại PNP ghép lại như hình vẽ sau:

    Thyristor SCR là thiết bị bán dẫn được cấu tạo bao gồm bốn lớp bán dẫn P-N ghép xen kẽ
    Thyristor SCR là thiết bị bán dẫn được cấu tạo bao gồm bốn lớp bán dẫn P-N ghép xen kẽ

    Ứng dụng của Thyristor (SCR)

    Thyristor (SCR) cho dù có kích thước nhỏ nhưng có thể kiểm soát một lượng lớn điện áp và năng lượng. Chính vì vậy, Thyristor được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực cuộc sống như: 

    • Điều chỉnh ánh sáng

    • Điều chỉnh công suất điện

    • Làm công tắc điện… 

    Thyristor SCR ứng dụng trong làm công tắc điện
    Thyristor SCR ứng dụng trong làm công tắc điện

    Cách kiểm tra Thyristor công suất lớn bằng đồng hồ vạn năng

    Đồng hồ vạn năng có thể được sử dụng để kiểm tra Thyristor sống chết khá hiệu quả. Người dùng tìm hiểu cách đo kiểm tra thyristor công suất hay cách kiểm tra SCR bằng đồng hồ vạn năng thực hiện theo các bước:

    • Xoay chức năng chọn của đồng hồ vạn năng ở vị trí có điện trở cao. 

    • Tiếp tục, nối đầu dò dương của đồng hồ vạn năng với cực dương của SCR và đầu dò âm với cực âm. 

    • Đồng hồ vạn năng sẽ thông báo mạch hở qua âm thanh. Lúc này, người thực hiện đảo ngược các kết nối lại và đồng hồ vạn năng sẽ lại cho kết quả mạch kín. 

    • Nối cực dương của đồng hồ vạn năng vào cực cổng của SCR với đầu dò dương của đồng hồ vạn năng và cực âm của SCR với đầu dò âm. 

    • Sau đó, đồng hồ vạn năng sẽ cho kết quả điện trở thấp cho biết công tắc BẬT của SCR. Người thực hiện cẩn thận tách cực cổng ra khỏi cực dương và một lần nữa đồng hồ vạn năng sẽ cho kết quả số đọc điện trở thấp ở trạng thái chốt. 

    • Hoàn thành cách kiểm tra SCR sống hay chết. Trường hợp tất cả các kiểm tra trên đều dương tính, chúng ta có thể kết luận rằng SCR còn sống và đang hoạt động tốt, nếu không tức là nó đã chết và cần được thay thế.

    XEM THÊM: 

    Đồng hồ vạn năng kiểm tra Thyristor SCR tốt

    Đồng hồ vạn năng Hioki DT4253

    Hioki DT4253 là đồng hồ vạn năng tích hợp kiểm tra điốt điện áp cực hở và Thyristor với khả năng đo: 5.0 V nhỏ hơn, dòng điện đo 0.5 mA hoặc nhỏ hơn. Nhờ đó, người dùng có thể ứng dụng đồng hồ vạn năng này trong kiểm tra SCR. 

    Hioki DT4253 được ứng dụng nhiều trong kiểm tra Thyristor
    Hioki DT4253 được ứng dụng nhiều trong kiểm tra Thyristor

    Ngoài ra, thiết bị còn tích hợp nhiều tính năng nổi bật: 

    • Dải đo dòng điện AC: (Sử dụng với kìm đo dòng điện –tùy chọn) dải tần số từ 45 tới 1k Hz: 10.00 A tới 1000 A, 7 ranges sai số cơ bản cộng với sai số của kìm đo: ±0.9 % rdg. ±3 dgt. (True RMS, crest factor 3)

    • Dải đo dòng điện DC: 60.00 μA tới 60.00 mA, 4 dải, sai số cơ bản: ±0.8 % rdg. ±5 dgt.

    • Dải điện áp AC: 40 tới 500 Hz: 6.000 V tới 1000 V, 4 dải, dải tần số đo: 40 Hz - 1 kHz sai số cơ bản: ±0.9 % rdg. ±3 dgt. (True RMS, crest factor 3)

    • Dải điện áp DC: 600.0 mV tới 1000 V, 5 dải, sai số cơ bản: ±0.5 % rdg. ±5 dgt.

    • Dải đo điện trở: 600.0 Ω tới 60.00 MΩ, 6 dải, sai số cơ bản: ±0.7 % rdg. ±5 dgt.

    • Đo thông mạch: [ON]: 25 Ω hoặc nhỏ hơn (cảnh báo bằng âm thanh và đèn LED), [OFF]: 245 Ω hoặc lớn hơn, thời gian đáp ứng: nhanh nhất 0.5 giây

    • Đo nhiệt độ: (Sử dụng với DT4910): K: -40.0 tới 400.0 °C, sai số cơ bản cộng với sai số sensor nhiệt độ: ±0.5 % rdg. ±2 °C

    • Tần số: 99.99 Hz (5 Hz hoặc lớn hơn ) tới 9.999 kHz, 3 dải, 99.99 kHz (chỉ vơi điện áp AC V).sai số cơ bản: ±0.1 % rdg. ±1 dgt.

    • Tụ điện: 1.000 μF tới 10.00 mF, 5 dải, sai số cơ bản: ±1.9 % rdg. ±5 dgt.

    Giá tham khảo: 5.280.000 đồng. 

    Đồng hồ vạn năng Hioki DT4281

    Hioki DT4281 là thiết bị bạn cần tìm khi học cách kiểm tra SCR sống hay chết. Bởi thiết bị có khả năng kiểm tra điốt và Thyristor 0,15 V ~ 3 V giúp hỗ trợ hiệu quả trong quá trình kiểm tra Thyristor hay. 

    Đồng hồ vạn năng Hioki DT4281 ứng dụng trong kiểm tra SCR
    Đồng hồ vạn năng Hioki DT4281 ứng dụng trong kiểm tra SCR

    Các thông số kỹ thuật nổi bật khác: 

    • Dải đo dòng điện AC: 600 μA ~ 600 mA, 4 dải đo. Độ chính xác: ±0,6 % rdg. ±5 dgt. (True RMS, crest factor 3)

    • Dải đo dòng điện DC: 600 μA to 600 mA, 4 dải đo. Độ chính xác: ±0,05 % rdg. ±5 dgt

    • Dải điện áp AC: 60 mV ~ 1000 V, 6 dải đo cho dải tần số: 20 Hz - 100 kHz

    • Dải điện áp DC: 60 mV ~ 1000 V, 6 dải đo, độ chính xác: ± 0,025% rdg. ± 2 dgt

    • Dải đo điện trở: 60 Ω to 600 MΩ, 8 dải đo, độ chính xác: ±0,03 % rdg. ±2 dgt

    • Đo thông mạch: Ngưỡng [ON]: 20/50/100/500 Ω. Thời gian đáp ứng: ≥10 ms

    • Điện áp DC + AC: 6 V to 1000 V, 4 dải đo cho dải tần số: 20 Hz - 100 kHz

    • Đo nhiệt độ: -40 ~ 800 °C, độ chính xác: ±0,5 % rdg. ±3 °C

    • Điện dung: 1 nF ~ 100 mF, 9 dải đo, độ chính xác: ±1,0 % rdg. ±5 dgt

    • Tần số: Đo AC V, DC+AC V, AC A, độ rộng xung ≥1 μs (hệ số sử dụng 50%): 99,999 Hz (≥0,5 Hz) đến 500 kHz, 5 dải đo, ±0,005 % rdg. ± 3 dgt

    Giá tham khảo: 9.867.000 đồng. 

    Những thông tin về cách đo và kiểm tra Thyristor SCR sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng trên hy vọng đã hỗ trợ người dùng hiệu quả trong quá trình đo lường và kiểm tra các thiết bị bán dẫn. 

    4568 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn