0902 148 147

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Cách kiểm tra diode sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng

Hiokivn.com 3 năm trước 8981 lượt xem

    Kiểm tra diode giúp người dùng đánh giá được linh kiện này còn sống hay chết trong thiết bị, mạch điện. Có nhiều phương pháp hỗ trợ kiểm tra trong đó cách kiểm tra diode bằng đồng hồ vạn năng cho kết quả nhanh, tính chính xác cao. 

    Diode là gì?

    Diode (còn gọi là điốt) là một trong những linh kiện, thiết bị bán dẫn được ứng dụng trong các mạch chỉnh lưu, chuyển nguồn xoay chiều thành một chiều, tách mạch sóng... 

    Tìm hiểu về linh kiện bán dẫn diode được dùng phồ biến
    Tìm hiểu về linh kiện bán dẫn diode được dùng phổ biến

    Diode lần đầu tiên được làm vào khoảng năm 1906 từ những tinh thể khoảng vật như galena. Hiện nay, các loại diode được làm từ nhiều tinh thể khác nhau như silic hoặc selen, germani... 

    Điốt tín hiệu và chuyển mạch nhỏ sẽ hoạt động với công suất và dòng điện thấp chỉ khoảng 150mA hoặc 500mW với những loại như diode chỉnh lưu. Những dòng điốt tín hiệu nhỏ này làm việc ổn đinh với những thiết bị có tần số cao, dùng trong các ứng dụng cắt và chuyển đổi xử lý các dạng sóng xung với thời gian ngắn. 

    Cấu tạo của diode

    Đi ốt là linh kiện điện tử bán dẫn, chỉ cho phép dòng điện đi qua nó theo một chiều duy nhất mà không chạy ngược lại. Cấu tạo chung của diode thường là một khối bán dẫn loại P ghép với một khối bán dẫn loại N và được nối với 2 chân ra là anode và cathode. Mạch chỉnh lưu là một mạch điện điện tử chứa các linh kiện điện tử có tác dụng biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. 

    Diode đóng vai trò quan trọng trong mạch điện
    Diode đóng vai trò quan trọng trong mạch điện

    Phân loại diode

    Trong mạch chỉnh lưu của các thiết bị, mạch điện thường chứa các điốt bán dẫn để điều khiển dòng điện và các đèn chỉnh lưu thủy ngân hoặc các linh kiện khác. Dưới đây là một số loại diode đang được sử dụng phổ biến trên thị trường. 

    • Điốt chỉnh lưu: Loại điốt hoạt động ở dải tần thấp, chịu được dòng điện lớn và có áp ngược chịu đựng dưới 1000V. Loại điốt này ứng dụng nhiều trong chỉnh dòng xoay chiều thành một chiều.

    • Điốt phát quang (đèn LED): Là những đèn LED được sử dụng nhiều làm đèn chiếu sáng, đèn quảng cáo, đèn báo hiệu...

    • Điốt hạn xung hai chiều (TVS): Là những diode có tần số đáp ứng cao từ vài chục kilo Hecz đến cả Megahertz. Diode này thường được ứng dụng trong các bộ nguồn xung, các thiết bị điện tử cao tần.

    • Điốt biến dung (Varicap): Điốt bán dẫn có nhiệm vụ biến đổi điện dung.

    • Điốt zener: (điốt Zener): Đây là một loại điốt bán dẫn làm việc ở chế độ phân cực ngược trên vùng điện áp đánh thủng (breakdown). 

    Các loại diode được sử dụng phổ biến
    Các loại diode được sử dụng phổ biến

    Ngoài ra, cũng còn có rất nhiều loại diode khác như diode quang, diode schottky, diốt tunnel (tunnel diode)... Từ việc tìm hiểu những thông tin về diode là gì, bạn có thể dễ dàng hiểu cũng như tham khảo cách kiểm tra diode để phát hiện chúng còn hoạt động tốt hay đã bị chết. 

    Cách kiểm tra diode sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng

    Cách đo diode bằng đồng hồ vạn năng ứng dụng với cả dạng số và dạng kim. Cụ thể, dưới đây là những hướng dẫn cách cách kiểm tra điốt sống hay chết với từng loại thiết bị: 

    Kiểm tra diode bằng đồng hồ điện tử

    Đầu tiên, bạn có thể kiểm tra diode bằng đồng hồ điện tử hiển thị số. Những dòng đồng hồ vạn năng hiện số rất dễ sử dụng cũng như dễ đọc kết quả đo. Dưới đây là cách kiểm tra điốt bằng đồng hồ vạn năng loại này, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước. 

    Cách kiểm tra điốt bằng đồng hồ vạn năng số
    Cách kiểm tra điốt bằng đồng hồ vạn năng số

    Bước 1: Người kiểm tra cần xác định được cực dương và cực âm của diode.

    Bước 2: Đưa đầu dò màu đỏ của đồng hồ vạn năng chạm vào đầu cực dương và que màu đen nối với cực âm.

    Bước 3: Quan sát kết quả trên màn hình đồng hồ vạn năng số. Nếu thiết bị đo trả về giá trị điện áp ở khoảng 0,6 - 0,7 tức là diode vẫn còn hoạt động tốt. Với diode gecmani giá trị ở sẽ khoảng 0,25 - 0, 3.

    Bước 4: Đảo ngược các cực của đồng hồ vạn năng. Chạm que màu đỏ của đồng hồ vạn năng với cực âm và que màu đen với cực dương của diode. Lúc này, diode sẽ phân cực và không có dòng điện chạy qua. Trên màn hình hiển thị ký hiệu OL, diode còn tốt. Nếu không, diode bị hở, ngắn mạch hoặc bị hỏng.

    Hướng dẫn cách kiểm tra diode bằng đồng hồ vạn năng đơn giản dễ làm sẽ giúp bạn nắm được tình trạng của điốt. Tuy nhiên, nếu bạn không có loại đồng hồ điện tử mà đang dùng loại đồng hồ kim thì thực hiện kiểm tra diode bằng đồng hồ vạn năng như thế nào? Hãy tham khảo hướng dẫn dưới đây. 

    XEM THÊM: Cách đo và kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ vạn năng chi tiết nhất

    Cách kiểm tra diode bằng đồng hồ vạn năng kim

    Đối với cách kiểm tra diode đơn giản với đồng hồ kim sẽ yêu cầu bạn biết cách sử dụng cơ bản, nhất là cách đọc thông số đo của kim chỉ thị. Đồng hồ vạn năng kim thích hợp cho người dùng lâu năm cũng như khả năng nghiên cứu chuyên sâu. Dưới đây sẽ là các bước cho cách đo diode bằng đồng hồ vạn năng.

    Kiểm tra điốt bằng đồng hồ vạn năng kim
    Kiểm tra điốt bằng đồng hồ vạn năng kim

    Bước 1: Di chuyển núm vặn của dụng cụ vạn năng về thang điện trở thấp (khoảng 1k)

    Bước 2: Chạm que đo màu đen với anode và màu đỏ với cathode. Chạm que màu đỏ với anode và màu đen với Cathode khi đo chiều thuận.

    Bước 3: Nhìn kết quả hiển thị trên đồng hồ vạn năng kim. Nếu đồng hồ vạn năng kim hiển thị giá trị điện trở thấp tức diode vẫn còn tốt.

    Bước 4: Để đo chế độ nghịch của diode, di chuyển núm vặn của đồng hồ vạn năng đến dải điện trở cao (100K). 

    Bước 5: Chạm que đo màu đen với anode và màu đỏ với cathode.

    Bước 6: Nếu thiết bị đo hiển thị giá trị điện trở cao hoặc OL tức diode vẫn còn hoạt động tốt. Nếu đồng hồ đo hiển thị không trùng với kết quả các bước trên tức nó đã bị hỏng và cần thay thế một con diode mới.

    XEM THÊM: Cách đo dòng rò bằng đồng hồ vạn năng đầy đủ và chi tiết

    Một số đồng hồ vạn năng hỗ trợ đo điốt tốt

    Đồng hồ vạn năng Hioki DT4281

    Đồng hồ vạn năng Hioki DT4281 là đồng hồ kiểm tra điốt: 0,15 V ~ 3 V giúp hỗ trợ hiệu quả trong quá trình kiểm tra diode. Do vậy, sản phẩm đồng hồ vạn năng Hioki này cũng được nhiều người sử dụng để kiểm tra diode bằng đồng hồ vạn năng.

    Hioki DT4281 hỗ trợ kiểm tra điốt hiệu quả
    Hioki DT4281 hỗ trợ kiểm tra điốt hiệu quả

    Các thông số kỹ thuật nổi bật khác: 

    • Dải đo dòng điện AC: 600 μA ~ 600 mA, 4 dải đo. Độ chính xác: ±0,6 % rdg. ±5 dgt. (True RMS, crest factor 3)

    • Dải đo dòng điện DC: 600 μA to 600 mA, 4 dải đo. Độ chính xác: ±0,05 % rdg. ±5 dgt

    • Dải điện áp AC: 60 mV ~ 1000 V, 6 dải đo cho dải tần số: 20 Hz - 100 kHz

    • Dải điện áp DC: 60 mV ~ 1000 V, 6 dải đo, độ chính xác: ± 0,025% rdg. ± 2 dgt

    • Dải đo điện trở: 60 Ω to 600 MΩ, 8 dải đo, độ chính xác: ±0,03 % rdg. ±2 dgt

    • Đo thông mạch: Ngưỡng [ON]: 20/50/100/500 Ω. Thời gian đáp ứng: ≥10 ms

    • Điện áp DC + AC: 6 V to 1000 V, 4 dải đo cho dải tần số: 20 Hz - 100 kHz

    • Đo nhiệt độ: -40 ~ 800 °C, độ chính xác: ±0,5 % rdg. ±3 °C

    • Điện dung: 1 nF ~ 100 mF, 9 dải đo, độ chính xác: ±1,0 % rdg. ±5 dgt

    • Tần số: Đo AC V, DC+AC V, AC A, độ rộng xung ≥1 μs (hệ số sử dụng 50%): 99,999 Hz (≥0,5 Hz) đến 500 kHz, 5 dải đo, ±0,005 % rdg. ± 3 dgt

    Đồng hồ vạn năng Hioki DT4253

    Đồng hồ vạn năng Hioki DT4253 với khả năng kiểm tra điốt điện áp cực hở: 5.0 V nhỏ hơn, dòng điện đo 0.5 mA hoặc nhỏ hơn. Trong những cách kiểm tra điốt bằng đồng hồ vạn năng, dòng Hioki DT4253 được nhiều kỹ thuật viên đưa ra lời khuyên nên sử dụng để đo chính xác. 

    Hioki DT4253 tích hợp chức năng kiểm tra điốt
    Hioki DT4253 tích hợp chức năng kiểm tra điốt

    Ngoài ra, thiết bị còn tích hợp nhiều tính năng nổi bật: 

    • Dải đo dòng điện AC: (Sử dụng với kìm đo dòng điện –tùy chọn) dải tần số từ 45 tới 1k Hz: 10.00 A tới 1000 A, 7 ranges sai số cơ bản cộng với sai số của kìm đo: ±0.9 % rdg. ±3 dgt. (True RMS, crest factor 3)

    • Dải đo dòng điện DC: 60.00 μA tới 60.00 mA, 4 dải, sai số cơ bản: ±0.8 % rdg. ±5 dgt.

    • Dải điện áp AC: 40 tới 500 Hz: 6.000 V tới 1000 V, 4 dải, dải tần số đo: 40 Hz - 1 kHz sai số cơ bản: ±0.9 % rdg. ±3 dgt. (True RMS, crest factor 3)

    • Dải điện áp DC: 600.0 mV tới 1000 V, 5 dải, sai số cơ bản: ±0.5 % rdg. ±5 dgt.

    • Dải đo điện trở: 600.0 Ω tới 60.00 MΩ, 6 dải, sai số cơ bản: ±0.7 % rdg. ±5 dgt.

    • Đo thông mạch: [ON]: 25 Ω hoặc nhỏ hơn (cảnh báo bằng âm thanh và đèn LED), [OFF]: 245 Ω hoặc lớn hơn, thời gian đáp ứng: nhanh nhất 0.5 giây

    • Đo nhiệt độ: (Sử dụng với DT4910): K: -40.0 tới 400.0 °C, sai số cơ bản cộng với sai số sensor nhiệt độ: ±0.5 % rdg. ±2 °C

    • Tần số: 99.99 Hz (5 Hz hoặc lớn hơn ) tới 9.999 kHz, 3 dải, 99.99 kHz (chỉ vơi điện áp AC V).sai số cơ bản: ±0.1 % rdg. ±1 dgt.

    • Tụ điện: 1.000 μF tới 10.00 mF, 5 dải, sai số cơ bản: ±1.9 % rdg. ±5 dgt.

    Trên đây là cách kiểm tra diode sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng. Hy vọng với những thông tin trên, hiokivn.com đã hỗ trợ người dùng hiệu quả trong quá trình đo lường và kiểm tra các thiết bị điện bằng đồng hồ vạn năng. 

    8981 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn