CAT là gì? Ý nghĩa của các cấp độ đo lường CAT trên dụng cụ đo điện
Trên các thiết bị đo điện như đồng hồ vạn năng hay ampe kìm sẽ có sản phẩm xuất hiện ký hiệu CAT II, CAT III… đi kèm với mức điện áp. Vậy CAT là gì? Ý nghĩa của CAT trên các thiết bị đo điện là gì? Hiokivn.com sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây.
CAT là gì?
Khi tim hiểu CAT là gì sẽ có nhiều các lý giải khác nhau, bạn có thể hiểu CAT (có tên tiếng anh đầy đủ là Category), có nghĩa là các cấp, các nhóm hay các loại. CAT trong đo lường điện được hiểu đơn giản là các cấp cung cấp sự bảo vệ cho người dùng. Đồng thời, CAT cũng chỉ khả năng hạn chế điện áp để đảm bảo tránh những sự cố như quá tải, chập điện trong quá trình sử dụng thiết bị.
CAT được Viên tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ (ANSI), hiệp hội tiêu chuẩn Canada (CSA) và hội đồng kỹ thuật điện quốc tế (IEC) đưa ra các tiêu chuẩn nghiêm ngặt với nhiều cấp độ đối với những thiết bị kiểm tra điện như đồng hồ vạn năng, ampe kìm, đồng hồ đo điện trở… Các tiêu chuẩn cho cấp độ của CAT được tính theo những trị số có trước như điện cảm, điện trở, điện dung mẫu, pin mẫu…
Vai trò của cấp đo lường CAT
Cấp đo lường CAT luôn có vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực điện, điện tử với các thiết bị đo cũng như đối với người sử dụng. Dưới đây là một số vai trò quan trọng của CAT mà bạn nên biết:
- CAT thể hiện cấp độ bảo vệ tốt cho người dùng được an toàn, không nguy hiểm đến tính mạng khi sử dụng thiết bị đo điện.
- Tiêu chuẩn bảo vệ thiết bị đo, dụng cụ đo tránh sự cố hỏng hóc.
Chính vì vậy, cấp đo lường CAT được đánh giá mang đến lợi ích để đóng góp vào hoạt động sản xuất, thí nghiệm, nghiên cứu và kiểm tra trong công nghệ kỹ thuật về điện. Do vậy, CAT được đưa vào làm tiêu chuẩn chất lượng cho các thiết bị đo và kiểm tra điện ngày nay.
Phân loại các cấp độ CAT và ý nghĩa chi tiết
Hiện nay, trong các thiết bị đo điện, dụng cụ đo điện thì CAT được phân loại thành 4 cấp độ khác nhau: CAT I, CAT II, CAT III, CAT IV. Dựa vào từng mục đích sử dụng mà bạn có thể lựa chọn thiết bị đo như ampe kìm phù hợp yêu cầu đo vừa an toàn khi sử dụng.
CAT I
Cấp đo lường CAT I sẽ là tập hợp của những mạch điện tử sẽ được bảo vệ cẩn thận, đo điện áp từ các mạch thứ cấp đều sẽ được bảo vệ. Thiết bị đo có thể đo được mức điện áp tương ứng với những đường truyền tín hiệu, thiết bị đặc biệt… được cung cấp bởi nguồn điện áp thấp theo quy định.
Như vậy, với những thiết bị đo điện có cấp đo lường CAT I có thể yên tâm sử dụng để đo và kiểm tra các mạch điện tử, mạch thứ cấp hay các đường truyền tín hiệu,... Người dùng sẽ được bảo vệ an toàn khi thao tác với thiết bị đo.
CAT II
Cấp đo lường CAT II cũng sẽ bảo vệ khi đo các mạch điện tử, tiến hành đo điện áp xuất phát từ mạch thứ cấp. Như vậy, CAT II sẽ bao gồm khả năng bảo vệ khi đo các thiết bị của mức đo lường CAT I.
Đặc biệt, CAT II sẽ được bảo vệ khi tiến hành đo các các thiết bị điện gia dụng, các thiết bị cầm tay hay các module. Tuy nhiên, mức điện áp của những thiết bị đo điện này sẽ không vượt quá 2500V. Ví dụ ampe kìm có tiêu chuẩn CAT II 300V có thể đo được những thiết bị điện gia dụng sử dụng mức điện áp dưới 300V.
CAT III
CAT III chính là cấp đo lường của các thiết bị điện để thực hiện đo những đường dây phân phối của hệ thống phụ tải. Mức điện áp quy định của cấp đo lường CAT III sẽ gồm các mạch từ 480V đến 600V như các điện áp 3 pha hay trung tâm điều khiển động cơ, phụ tải nhỏ hay tủ điện phân phối…
CAT III thường là những cấp độ CAT III gồm các phụ tải lớn. Các thiết bị này phụ tải này có thể tạo ra được các xung áp quá đỉnh nhọn chỉ trong một thời gian ngắn.
Các thiết bị đo điện có CAT III như ampe kìm sẽ được sử dụng để đo các hệ thống phân phối điện, các mạch điện hoặc từ các bảng điện để phân phối đến các ổ cắm, các thiết bị sử dụng điện.
CAT IV
Cấp CAT IV được biết đến là cấp độ cao nhất trong các cấp đo đường đo lường CAT. CAT IV sẽ là những thiết bị có thể đo được các điện áp ở đầu nguồn chính để phân phối điện đến những nơi sử dụng điện cấp dưới.
Bạn có thể hiểu là những thiết bị ampe kìm có tiêu chuẩn CAT IV có thể thực hiện đo được tại các nhà máy phát điện, các đường dây tải điện, đường dây cáp được lắp đặt ở dưới đây hay bên trên.
Bạn cũng có thể tham khảo những trường hợp cấp đo lường CAT được ký hiệu trên ampe kìm để hiểu thêm về cách phân chia này. Ví dụ, trên ampe kỳ có ký hiệu 300V CAT II, 600V CAT I tức là ampe có thể chịu được mức điện áp xung lên tới 2500V.
Như vậy, bạn sẽ có thể biết được ampe kìm không nên kết nối với những nguồn mạch có điện áp hoạt động lớn hơn 300V. Đồng thời, bạn cũng không nên dùng ampe kìm có CAT III, CAT IV để đo dòng điện ở mức thấp.
Bạn có thể tham khảo bảng thông số về các mạch điện của từng cấp đo lượng CAT dưới đây.
Một số ampe kìm thuộc nhóm CAT nổi bật
Bên cạnh tìm hiểu những ý nghĩa của từng cấp đo lường CAT, Hiokivn.com sẽ giới thiệu đến bạn những ampe kìm thuộc các nhóm CAT nổi bật. Qua đó, bạn sẽ dễ dàng chọn lựa các thiết bị đo điện phù hợp cho công việc.
Đối với cấp đo lường CAT I à những ampe kìm nhỏ, mini để đo các thiết bị điện tử.
CAT II bao gồm các dòng ampe kìm đo điện dân dụng, đo hệ thống điện tòa nhà. Một số sản phẩm bán chạy như: ampe kìm Hioki 3280-10F, ampe kìm Kyoritsu 2200, ampe kìm Hioki 3288-20…
CAT III sẽ là những loại ampe chất lượng cao với khả năng đo điện công nghiệp. Một dòng ampe chất lượng như Hioki CM3281, Hioki CM4375, Kyoritsu 2117R, Fluke 376,...
CAT IV sẽ bao gồm những dòng ampe kìm chuyên nghiệp với khả năng đo điện cao nhất để dùng tại các nhà máy điện, đo dây điện trung thế, cao thế…Một số những sản phẩm bán chạy như Hioki CM4142, Hioki CM4002, Kyoritsu 2200R…
Tìm hiểu ý nghĩa CAT là gì cũng như các cấp đo lường điện CAT sẽ giúp bạn hiểu thêm về tiêu chuẩn chất lượng của từng thiết bị điện. Qua đó, bạn có thể chọn được dòng sản phẩm phù hợp với yêu cầu của công việc.
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn