0902 148 147

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Điện áp dây là gì? Điện áp pha là gì? Phân biệt u dây và u pha

Hiokivn.com 1 năm trước 4724 lượt xem

    Trong mỗi dây dẫn điện đều sẽ có mức điện áp dây cũng như mức điện áp pha mỗi khi có nguồn điện chạy qua. Vậy, điện áp dây là gì? Điện áp pha là gì? Bạn hãy cùng Hiokivn.com tìm hiểu để có thêm nhiều hiểu biết về hệ thống điện nhé!

    Điện áp dây là gì?

    Trước khi tìm hiểu thêm về điện áp pha là gì? Sự khác nhau giữa điện áp pha và điện áp dây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thế nào là điện áp dây.

    Điện áp dây là gì? Điện áp dây là điện áp cho thấy sự chênh lệch giữa nơi có điện thế cao và nơi điện áp thấp. Điện áp dây còn được gọi là u dây.

    Điện áp dây là điện áp của chính dây dẫn
    Điện áp dây là điện áp của chính dây dẫn

    Điện áp dây của mạch điện ba pha là điện áp giữa các dây pha A với dây pha B hoặc dây pha A với dây pha C, giữa dây pha B với dây pha C.

    Bạn có thể tính điện pháp giữa 2 pha theo công thức tính dòng điện sin = căn bậc 3 nhân với 220V = 380V.

    Ví dụ: 2 điểm A và B để đo công thực hiện hay sự chênh lệch điện thế ở 2 điểm đó. Ta sẽ có: V(AB) = V(A) – V(B) 

    Còn khi chúng ta chỉ tính tại 1 điểm thì V = U = I.R.

    Như vậy, khi đo điện áp giữa các dây pha sẽ có kết quả như sau:

    • Đo pha A và pha B sẽ cho kết quả điện áp là 380VAC
    • Đo pha B và pha C sẽ cho kết quả điện áp là 380VAC
    • Đo pha A và pha C sẽ cho kết quả điện áp là 380VAC

    Xem thêm: Hiệu điện thế là gì? Ký hiệu, đơn vị đo, công thức tính hiệu điện thế

    Điện áp pha là gì?

    Tiếp theo, bạn sẽ cần tìm hiểu thêm thế nào là điện áp pha để hiểu rõ về đặc điểm của dòng điện, dây dẫn điện. 

    Điện áp pha là gì? Điện áp pha là điện áp đo giữa dây pha và dây trung tính. Điện áp pha cũng còn được gọi là U pha.

    Điện áp pha là gì?
    Điện áp pha là gì?

    Ví dụ: điện áp trong nhà là 220V thì dây pha đang có điện áp là 220V. 

    Như vậy, bạn có thể hiểu điện áp là điện áp đo giữa dây pha A và dây trung tính N hoặc giữa dây pha B với dây trung tính. Tương tự như vậy, điện áp dây pha C với dây trung tính. 

    Thêm một ví dụ nữa dành cho bạn: khi bảng điện A có mức điện thế là 220V, bảng điện B có mức điện thế là 180V, bạn thực hiện đo từ bảng A xuống bảng B sẽ có mức điện áp là 40V. 

    Tương tự như vậy, bạn có thể tham khảo kết quả khi đo điện áp pha A, B, C với dây trung tính. 

    • Khi đo pha A và dây trung tính sẽ cho kết quả là 220VAC

    • Khi đo pha B và dây trung tính sẽ cho kết quả là 220VAC

    • Khi đo pha C và dây trung tính sẽ cho kết quả là 220VAC

    Phân biệt điện áp dây và điện áp pha

    Khi phân biệt giữa u dây và u pha, bạn có thể hiểu đơn giản: u dây là điện áp của chính dây dẫn đó. Trong khi đó, u pha là mức điện áp giữa hai dây pha. 

    Điện áp pha và điện áp dây là những thuật ngữ được dùng ở trong những hệ thống điện 3 pha để phục vụ cho sản xuất công nghiệp. Điện áp pha và điện áp dây giúp người dùng có thể tiến hành lắp đặt cũng như điều chỉnh mức điện áp phù hợp với dây dẫn để cung cấp nguồn điện năng cho các thiết bị điện hoạt động tốt nhất. 

    Điện áp dây và điện áp pha dùng phổ biến trong công nghiệp
    Điện áp dây và điện áp pha dùng phổ biến trong công nghiệp

    Trong khi đó, các hệ thống điện dân dụng sử dụng điện 1 pha. Đối với những dây pha dùng trong điện dân dụng sử dụng mức điện áp từ 170V - 240V, dây trung tính sẽ có điện áp là 0.

    Công thức tính u dây và u pha

    Tiếp theo bạn có thể tham khảo thêm công thức tính u dây và u pha chính là điện áp giữa hai điểm A và B của mạch điện (được ký hiệu là UAB)

    UAB = VA – VB = -UBA

    Trong đó: VA và VB là điện thế của A, B so với gốc (là điểm nối đất hay nối mát).

    Đo điện áp dây và điện áp pha
    Đo điện áp dây và điện áp pha

    Công thức tính dòng điện xoay chiều 3 pha

    Tiếp theo, bạn cũng cần tham khảo cách tính dòng điện xoay chiều 3 pha theo công thức dưới đây:

    Công thức: I = P/ (căn 3 x U x cosphi x hiệu suất)

    Trong đó:

    • I : dòng điện
    • P : công suất
    • U : điện áp (380)

    Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng những loại đồng hồ đo điện để kiểm tra mức điện áp đảm bảo độ chính xác cao. Hiện nay, những hãng cung cấp các loại thiết bị đo phổ biến như đồng hồ vạn năng Hioki, Fluke, Kyoritsu… 

    Đây đều là những hãng chuyên mang đến các sản phẩm đo chất lượng, tuổi thọ cao, an toàn khi sử dụng. Một số sản phẩm bán chạy như: Hioki DT4254Hioki DT4256Hioki 3030-10...

    Xem thêm: Cách đo điện 3 pha bằng đồng hồ vạn năng chi tiết từ A-Z

    Lợi ích của mạch điện 3 pha 4 dây

    Những hệ thống điện sử dụng mạch điện 3 pha 4 dây sẽ bao gồm 3 dây nóng và 1 dây lạnh được nối theo hai cách là hình sao hoặc hình tam giác.

    Điện ba pha được đưa vào ứng dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực công nghiệp, truyền tải đối với những máy móc có công suất lớn để tránh hao tổn nhiều điện năng.

    Tương tự như đường điện 1 pha, đường điện 3 pha cũng được lắp song song và dùng chung 1 dây trung tính. Chính vì vậy những hệ thống điện 3 pha sẽ thường dùng 3 dây nóng, 4 dây nóng cùng với 1 dây lạnh. Như vậy, điện 3 pha sẽ phải dùng những thiết bị 3 pha và điện 1 pha dùng cho các thiết bị 3 pha. 

    Điện 3 pha hạn chế tiêu hao năng lương với các thiết bị điện công suất lớn
    Điện 3 pha hạn chế tiêu hao năng lương với các thiết bị điện công suất lớn

    Hiện nay, mỗi quốc gia sẽ quy định mức điện áp 3 pha hay 1 pha khác nhau. Nguyên nhân do ảnh hưởng bởi kết cấu dây truyền tải điện, cơ sở hạ tầng…

    Một số giá trị điện 3 pha được sử dụng phổ biến như:

    • Việt Nam đang sử dụng: 380/3F
    • Mỹ đang sử dụng là: 220V/3F
    • Nhật Bản đang sử dụng: 200V/3F

    Tìm hiểu về điện áp dây và điện áp pha sẽ giúp bạn hiểu thêm về hệ thống điện 3 pha đang được dùng nhiều trong công nghiệp. Từ đó, bạn sẽ đảm bảo cung cấp mức điện áp dây và điện áp pha phù hợp đảm bảo các thiết bị có thể hoạt động được tốt nhất.

    4724 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn