0902 148 147

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Các ký hiệu trên đồng hồ vạn năng và giải thích ý nghĩa

Hiokivn.com 2 năm trước 4475 lượt xem

    Đồng hồ vạn năng kế là thiết bị khá phổ biến trên thị trường hiện nay. Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều người còn chưa hiểu rõ về các biểu tượng, ký hiệu của nó. Những kiến thức dưới đây sẽ giải thích cho bạn hiểu rõ hơn về các ký hiệu trên đồng hồ vạn năng có ý nghĩa như thế nào?

    Tìm hiểu khái quát về đồng hồ vạn năng

    Đồng hồ vạn năng là thiết bị dùng để đo và kiểm tra điện năng như dòng điện, điện áp 1 chiều/xoay chiều, điện dung, điện trở, tần số, nhiệt độ... Một số loại đồng hồ vạn năng hiện đại hiện nay còn được trang bị thêm tính năng đo true RMS, đo thông mạch, đo dung lượng pin. Người dùng có thể thông qua đồng hồ đo vạn năng nắm bắt được với kết quả hiển thị chính xác và nhanh chóng.

    Điểm nổi bật của thiết bị đo điện này là sản phẩm được thiết kế với kiểu dáng nhỏ gọn với trọng lượng nhẹ. Nhờ đó, người dùng có thể cầm tay để di chuyển tới nhiều vị trí làm việc. Ưu điểm của dòng sản phẩm này là có khả năng đo nhanh chóng với kết quả chính xác cao. Người dùng có thể kiểm tra được nhiều loại linh kiện, thấy được sự phóng nạp của tụ điện

    Đồng hồ đo điện vạn năng được đánh giá cao về các tính năng làm việc
    Đồng hồ đo điện vạn năng được đánh giá cao về các tính năng làm việc 

    Hiện nay, thiết bị này có 2 loại gồm: Đồng hồ chỉ kim và đồng hồ vạn năng điện tử. Người dùng căn cứ vào mục đích sử dụng và môi trường làm việc mà lựa chọn loại đồng hồ phù hợp nhất. Vì sản phẩm này sở hữu những tính năng thông minh và vượt trội nên được ứng dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày. Thiết bị vạn năng thường được sử dụng trong nghiên cứu vật lý về dòng điện, trong sản xuất thiết bị các linh phụ kiện điện tử… Và là dụng cụ rất quan trọng đối với các kỹ thuật viên điện tử.

    Hiện nay có rất nhiều thị trường có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng chuyên cung cấp các thiết bị đồng hồ vạn năng, có thể kể đến các dòng sản phẩm nổi bật như đồng hồ vom hioki , đồng hồ vom Kyoritsu, Sanwa... Tùy vào nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp cho mình.

    CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: 

    Ý nghĩa các ký hiệu của đồng hồ vạn năng

    Các kí hiệu của đồng hồ vạn năng đều mang một chức năng và ý nghĩa tương ứng của nó. Vì vậy, bạn cần phải tìm hiểu chi tiết ký hiệu đồng hồ vạn năng để biết cách sử dụng và xử lý trong quá trình đo lượng điện năng.

    Nút Hold: Có chức năng lưu giữ lại kết quả đang đo để người dùng dễ dàng quan sát và ghi chép lại dữ liệu.

    Nút On, Off: có chức năng mở/tắt nguồn trước khi sử dụng.

    Nút điện áp xoay chiều: Được ký hiệu chữ V và đi kèm một đường lượn sóng phía trên. Nó có khả năng thực hiện các phép đo điện áp của các thiết bị điện gia đình, công nghiệp… Mức đo điện áp tùy thuộc vào loại đồng hồ vạn năng khác nhau, thông thường khoảng 100 - 240 Volts.

    Ý nghĩa các ký hiệu trên đồng hồ đo điện
    Ý nghĩa các ký hiệu trên đồng hồ đo điện

    Nút điện áp 1 chiều (DC): Cũng có ký hiệu chữ V và có 2 dấu gạch ngang phía trên, chức năng đo các mạch nhỏ.

    Phím Ohms: Có biểu tượng giống như hình móng ngựa, giúp phát hiện cầu chì có bị nổ hay không. Nếu đồng hồ hiển thị là 0L tức cầu chì bị nổ và bạn cần thay thế.

    Cổng mAVΩ: Có dây đo màu đỏ thường được cắm vào để đo điện áp, điện trở hoặc đo dòng điện (lên đến 200mA).

    Cổng oCVΩHz: là cổng nối với dây đo màu đỏ, cho phép đo lường nhiệt độ (oC), điện áp(V), điện trở, tần số(Hz)    

    Cổng True RMS: Được cắm dây màu đỏ để đo thông số giá trị hiệu dụng thực (True RMS).

    Phím RANGE: có chức năng chọn vùng cần đo phù hợp.

    Phím MAX/MIN: Lưu trữ các giá trị đầu vào (lớn nhất, nhỏ nhất); tiếng bíp thông báo khi giá trị đo được vượt quá giá trị đã lưu trữ. Và khi đó giá trị mới đó được lưu đè lên.

    Các kí hiệu của đồng hồ vạn năng
    Các kí hiệu của đồng hồ vạn năng

    Cổng COM (Common): Được nối với dây đo màu đen và kết nối với mặt đất (Ground) hoặc cực âm của mạch.

    Cổng 10A: Dùng để đo dòng điện lớn ( > 200mA)

    Cổng (mA, µA): Thực hiện chức năng đo dòng điện thấp.

    Kiểm tra điốt: Có ký hiệu mũi tên chỉ bên phải với một dấu cộng ngay bên cạnh, giúp phát hiện ra các điốt tốt hay xấu.

    Biểu tượng Hz: có nhiệm vụ đo tần số.

    NCV: tính năng cảm ứng dòng điện không tiếp xúc    

    Nút REL (relative): thiết lập giá trị tham chiếu. Giúp so sánh và kiểm tra giữa các giá trị đo khác nhau.

    Ngoài ra, còn có thêm một số biểu tượng, ký hiệu trên đồng hồ vạn năng xuất hiện trên các model khác nhau. Người dùng có thể tìm hiểu thêm về ý nghĩa các ký hiệu trên đồng hồ đo điện khi tìm mua thiết bị tại các đơn vị cung cấp chính hãng.

    Bài viết trên đây đã chỉ ra cụ thể về các ký hiệu trên đồng hồ vạn năng và giải thích ý nghĩa đầy đủ và chính xác cho người dùng tham khảo. Qua đó, chúng ta cũng có thể thấy được tầm quan trọng của thiết bị vạn năng đối với nhiều lĩnh vực sản xuất và nghiên cứu hiện nay. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu về các loại đồng hồ vạn năng thì có thể liên hệ với Hioki.com để được sự hỗ trợ tư vấn tận tình từ các kỹ thuật viên chuyên nghiệp.

    4475 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn