Cách đo điện áp xoay chiều, 1 chiều bằng đồng hồ vạn năng đơn giản
Điện áp có hai loại chính điện áp một chiều (DC) và điện áp xoay chiều (AC). Điện áp 1 chiều DC có điện áp và cường độ không thay đổi theo thời gian, trong khi điện áp AC thay đổi theo chu kỳ. Việc đo điện áp là một thao tác quan trọng trong việc kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị điện tử. THB Việt Nam sẽ hướng dẫn các anh em chưa biết đo cách đo điện áp xoay chiều và 1 chiều bằng đồng hồ vạn năng chi tiết nhé.
Chọn đồng hồ vạn năng phù hợp
Trước khi thực hiện đo hiệu điện thế bằng đồng hồ vạn năng, anh em cần chú ý chọn loại thiết bị đophù hợp để đảm bảo đáp ứng yêu cầu kiểm tra cũng như độ chính xác cao. Thông thường, các đồng hồ vạn năng đều có chức năng đo điện áp 1 chiều DC và điện áp xoay chiều AC với các phạm vi đo khác nhau.

Do vậy, anh em thợ điện cần chọn loại đồng hồ có phạm vi đo lớn hơn hoặc bằng mức điện áp cần kiểm tra. Ví dụ, nếu muốn đo điện áp của mạch 600V nên chọn đồng hồ vom có phạm vi đo điện áp AC/DC 600V hoặc lớn hơn.
Bên cạnh đó, anh em cũng nên chú ý chọn đồng hồ đo điện chất lượng đến từ các hãng như đồng hồ đo điện Hioki, đồng hồ đo điện vạn năng Kyoritsu hay đồng hồ Fluke... Nếu anh em là thợ điện dân dụng có thể chọn các loại đồng hồ thông thường. Tuy nhiên, với các anh em làm kỹ sư điện cần kiểm tra chính xác nên chọn các loại đồng hồ cao cấp như có tính năng True RMS.
Cách đo điện áp AC bằng đồng hồ vạn năng
Tiếp theo sẽ là các bước của cách đo điện áp xoay chiều bằng đồng hồ vạn năng rất đơn giản dưới đây. Với cách đo điện áp này, anh em cần chú ý nhất chính là chọn đúng thang đo nhé.
Bước 1: Kiểm tra đồng hồ vạn năng
-
Đảm bảo đồng hồ hoạt động tốt.
-
Kiểm tra mức pin để tránh sai số khi đo.
Bước 2: Chọn thang đo phù hợp
Anh em chuyển núm xoay của đồng hồ về chế độ đo điện áp AC (thường ký hiệu là "V∼" hoặc "ACV"). Lưu ý cần chọn đúng thang đo.
Nếu anh em dùng đồng hồ vạn năng kim cần chọn thang đo lớn hơn giá trị điện áp cần đo để đảm bảo an toàn. Ví dụ, nếu đo điện áp 220V, chọn thang 600V. Với những anh em dùng đồng hồ vạn năng điện tử sẽ tự động chọn thang đo rồi nhé.

Bước 3: Kết nối dây đo
-
Cắm que đo màu đen vào cổng COM trên đồng hồ.
-
Cắm que đo màu đỏ vào cổng VΩmA.
Bước 4: Đặt que đo vào điểm cần đo
-
Que đỏ đặt vào một đầu nguồn AC.
-
Que đen đặt vào đầu còn lại.
-
Giữ chắc que đo để đảm bảo tiếp xúc tốt.
Bước 5: Đọc kết quả trên màn hình
-
Quan sát màn hình để đọc giá trị điện áp hiển thị.
-
Không có cực âm dương khi đo AC, nên không lo về chiều cực của que đo.
Bước 6: Hoàn tất đo lường
-
Sau khi đo xong, rút que đo khỏi nguồn điện.
-
Vặn núm xoay về vị trí OFF để bảo vệ đồng hồ.
-
Cất giữ đồng hồ và dây đo cẩn thận.
Trên đây là cách đo điện áp bằng đồng hồ vạn năng rất đơn giản và dễ thực hiện. Anh em có thể lựa chọn một số dòng đồng hồ đo điện giá tốt như: Kyoritsu 1009, Hioki 3244-60, Hioki 3030-10
Xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng đồng hồ vạn năng số và kim cơ bản nhất
Cách đo điện áp DC bằng đồng hồ vạn năng
Tiếp theo, cách đo điện áp 1 chiều bằng đồng hồ vạn năng cũng rất đơn giản và gần tương tự như cách đo điện áp xoay chiều. Anh em chỉ cần chú ý chọn thang đo điện áp DC chiều nhé.
Bước 1: Kiểm tra đồng hồ vạn năng
Anh em cần đảm bảo đồng hồ vạn năng hoạt động tốt. Sau đó hãy kiểm tra mức pin của đồng hồ, tránh trường hợp pin yếu gây sai số khi đo nếu dùng đồng hồ điện tử.
Bước 2: Chọn thang đo phù hợp
Anh em chuyển núm xoay của đồng hồ về chế độ đo điện áp DC (thường ký hiệu là "V⎓" hoặc "DCV"). Đối với đồng hồ vom kim, anh em nên chọn thang đo lớn hơn giá trị điện áp cần đo để tránh hỏng đồng hồ. Ví dụ, nếu đo pin 9V, chọn thang 20V.

Bước 3: Kết nối dây đo
-
Cắm que đo màu đen vào cổng COM trên đồng hồ.
-
Cắm que đo màu đỏ vào cổng VΩmA.
Bước 4: Đặt que đo vào điểm cần đo
-
Que đỏ đặt vào cực dương (+) của nguồn điện.
-
Que đen đặt vào cực âm (-) của nguồn điện.
-
Giữ chắc que đo để đảm bảo tiếp xúc tốt.
Bước 5: Đọc kết quả trên màn hình
Anh em quan sát màn hình đồng hồ để đọc giá trị điện áp hiển thị. Nếu giá trị hiển thị là âm, có nghĩa là hai que đo đã bị đặt ngược cực.
Như vậy, Hiokivn.com đã hướng dẫn xong cho anh em hai cách đo hiệu điện thế bằng đồng hồ vạn năng để kiểm tra điện 1 chiều và xoay chiều. Các bước thực hiện rất đơn giản và dễ làm cũng như đúng kỹ thuật.
Xem thêm: Cách đo dòng điện 220V bằng đồng hồ vạn năng đúng kỹ thuật
Những lưu ý khi đo điện áp bằng đồng hồ vạn năng
Sau khi biết cách sử dụng đồng hồ vạn năng đo điện áp, anh em kỹ thuật cũng cần chú nắm được một số lưu ý dưới đây để dùng đồng hồ hiệu quả. Đồng thời, những lưu ý cũng sẽ giúp anh em hạn chế được đo sai tránh làm hỏng đồng hồ nhé.
-
Không đo điện áp vượt quá giới hạn của đồng hồ để tránh hỏng hóc.
-
Không để que đo chạm nhau hoặc chạm vào các phần kim loại khác gây chập mạch.
-
Khi đo trên mạch điện tử, nên dùng thang đo phù hợp để đảm bảo độ chính xác.
-
Nếu không chắc chắn về mức điện áp, nên bắt đầu với thang đo cao rồi giảm dần.
-
Khi đo điện áp AC, tránh chạm tay trực tiếp vào que đo để đảm bảo an toàn.
Việc đo điện áp DC và AC là một kỹ năng quan trọng trong lĩnh vực điện - điện tử mà các anh em mới bắt đầu làm thợ điện cần phải biết. Bằng cách đo điện áp trên, anh em có thể thực hiện đo lường một cách chính xác và an toàn.
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn