0902 148 147

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Cách cắm que đo đồng hồ vạn năng đúng kỹ thuật

Hiokivn.com 30/12/2021 2546 lượt xem

    Trong mỗi đồng hồ vạn năng sẽ đều có que đo điện đi kèm để thực hiện đo và kiểm tra dòng điện, mạch điện, thiết bị điện. Vậy que đo đồng hồ vạn năng có những tác dụng gì? Cách sử dụng que đo đồng hồ vạn năng như thế nào chính xác nhất?

    Que đo đồng hồ vạn năng là gì?

    Khi mua hay sử dụng đồng hồ vạn năng, bạn sẽ đều thấy có phụ kiện là hai dây que đo đầu nhọn đi kèm bao gồm que đo màu đỏ và que đo màu đen. Que đo đồng hồ vạn năng còn được gọi là đầu đo, dây đo,... 

    Que đo dùng trong đồng hồ vạn năng
    Que đo dùng trong đồng hồ vạn năng

    Que đo đồng hồ vạn năng gồm có hai đầu đo và đầu cắm. Dây thường có chiều dài khoảng 1m, thiết kế với đầu đo là kim nhọn, có thể chịu tải được nhiều mức điện áp và dòng điện khác nhau như 1000v / 20A.

    Tác dụng của que đo đồng hồ vạn năng

    Que đo đồng hồ vạn năng chính là bộ phận để kết nối đồng hồ đo điện với mạch điện hoặc thiết bị cần đo. Với bộ que đo điện, đồng hồ vạn năng có thể tiếp nhận dữ liệu đo được nhanh chóng để phân tích, xử lý dữ liệu và đưa kết quả hiển thị trực tiếp trên màn hình LCD. 

    Que đo cùng đồng hồ vạn năng đo dòng
    Que đo cùng đồng hồ vạn năng đo dòng

    Chính vì vậy, bộ que đo đồng hồ vạn năng là phụ kiện không thể thiếu để chiếc đồng hồ đo có thể hoạt động và thực hiện các chức năng đo điện thật tốt. 

    Cách cắm que đo đồng hồ vạn năng

    Trước khi tìm hiểu cách kết nối và sử dụng chính xác, bạn sẽ cần hiểu về cấu tạo que đo và cấu tạo chân cắm của loại dụng cụ đo điện này. Dưới đây là cấu tạo của hai thiết bị quan trọng này. 

    Que đo đồng hồ vạn năng

    Que đo đồng hồ đo vạn năng bao gồm  2 que đo màu đỏ và màu đen. Trong đó, một đầu của 2 que sẽ được gọi là jack bắp chuối được kết nối với đồng hồ đo, một đầu còn lại cắm vào thiết bị cần đo. 

    Cấu tạo của 2 que đo bao gồm: Một đầu là jack bắp chuối được cắm trực tiếp vào 2 chân của đồng hồ vạn năng. 

    Chân cắm trên đồng hồ vạn năng

    Trên mỗi đồng hồ vạn năng sẽ thường được thiết kế các chân cắm để kết nối với que đo khi làm việc. Số chân cắm sẽ phụ thuộc vào từng đồng hồ đo có bao nhiêu chức năng đo dòng điện, điện áp hoặc điện trở. Thông thường mỗi đồng hồ vạn năng sẽ có từ 2 - 3 chân đo.

    Các chân cắm trên đồng hồ vạn năng
    Các chân cắm trên đồng hồ vạn năng

    Trong đó, chân cắm được ký hiệu COM (chân COM) và các chân còn lại được ký hiệu V/Ω (chân V/Ω ). Theo đó, chân COM sẽ là chân cố định, chân V/Ω có thể sẽ có từng mức đo khác nhau như mA, 10A, 20A… 

    Xem thêm:

    Cách cắm que đo vào đồng hồ vạn năng

    Bước 1: Với dây đo màu đen, bạn sẽ cắm vào chân COM trên đồng hồ đo. Đây là quy tắc mặc định với bất kỳ dòng đồng hồ vạn năng nào. 

    Bước 2: Với dây đo màu đỏ sẽ được cắm vào các chân màu đỏ tương ứng trên đồng hồ vạn năng. Bạn sẽ cần lưu ý với đồng hồ có từ 3 chân trở lên, từng chân cắm sẽ phụ thuộc vào điện áp của thiết bị cần đo và thang đo trên đồng hồ. Đặc biệt với các dòng đồng hồ. 

    Cách cắm que đo của đồng hồ vạn năng
    Cách cắm que đo của đồng hồ vạn năng

    Ví dụ: Bạn cần đo dòng điện với mức 10A, bạn sẽ cắm vào dây đo màu đỏ vào chân jack có mức 10A, chọn thang đo 10A rồi mới thực hiện đo. 

    Tương tự, nếu bạn muốn đo dòng điện cực nhỏ mA, bạn sẽ cắm dây màu đỏ vào chân có ký hiệu mA. Sau đó, chọn thang đo ở mức mA và tiến hành đo. Bạn cũng có thể thực hiện tượng tự khi đồng hồ có chân đo điện trở, tần số… 

    Cắm chân kết nối que đo với đồng hồ vạn năng
    Cắm chân kết nối que đo với đồng hồ vạn năng

    Từ những tổng hợp về que đo đồng hồ vạn năng cũng như cách cắm que đo chính xác hy vọng bạn có thể sử dụng thiết bị đo đúng cách. Từ đó, công việc kiểm tra mạch điện, thiết bị điện của bạn sẽ có kết quả chính xác, tránh hỏng hóc, chập cháy đồng hồ đo. 

    2546 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn