Cách đo và kiểm tra cảm biến oxy bằng đồng hồ vạn năng
Cảm biến oxy luôn là một trong những linh kiện quan trọng trên các loại phương tiện vận chuyển như ô tô, xe máy, máy bay… Tuy nhiên rất nhiều bạn đọc lại không biến cảm biến oxy là gì? Cấu tạo cảm biến oxy như thế nào? Bạn có thể tìm hiểu những thông tin về cảm biến oxy, cách kiểm tra cảm biến oxy cũng như cách đo cảm biến oxy đơn giản dưới đây.
Cảm biến oxy là gì?
Cảm biến oxy được biết đến là một trong những thiết bị điện tử có chức năng đo và theo dõi nồng độ oxy còn sót lại trong khí thải của các thiết bị như ô tô, xa máy. Cảm biến oxy sẽ giúp động cơ điều chỉnh được mức độ phun nhiên liệu phù hợp đáp ứng tiêu chuẩn về khí thải.
Khi cảm biến oxy gặp trục trặc thì hệ thống đèn sẽ bật sáng để cảnh báo cho người sử dụng. Trên mỗi loại xe đến từ các dòng hay hãng sản xuất khác nhau sẽ sử dụng những loại cảm biến oxy khác nhau, phổ biến như cảm biến oxy, khí nạp, trục cam…
Cấu tạo cảm biến oxy
Sau khi đã tìm hiểu về cảm biến oxy là gì? Bạn cũng cần hiểu về cấu tạo của cảm biến. Điều này sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong quá trình sử dụng và kiểm tra cảm biến oxy đảm bảo chính xác.
Cấu tạo cảm biến oxy đang có hai dòng chính là cảm biến nung nóng và cảm biến không nung nóng. Với từng dòng sẽ có cấu tạo khác nhau.
Cảm biến nung nóng
Đây là loại cảm biến bao gồm điện trở có chức năng sấy nóng cho bộ cảm biến. Nhờ vậy, cảm biến có thể làm việc trong môi trường nhiệt độ từ khoảng 600 - 650 độ F và tương đương 315 - 343 độ C.
Cảm biến không nung nóng
Đây là dòng cảm biến hoạt động mà không có điện trở. Cảm biến sự tự làm nóng khi đạt đến mức nhiệt nhất định để làm việc. Khi xe bắt đầu chạy sẽ sử dụng lượng hóa khí thấp và sau một thời gian lâu xe sẽ đặt được lượng hóa khí cần tiêu thụ ở mức tiêu chuẩn.
Nguyên lý hoạt động của cảm biến oxy
Để tiếp tục tìm hiểu về cảm biến oxy giúp cho việc sử dụng, đo cảm biến oxy đúng cách. Bạn chắc chắn cần biết đến nguyên lý hoạt động của thiết bị.
Động cơ xả khí ra ngoài sẽ đi qua các đường ống đã được lặp cảm biến oxy. Khí thải sẽ tiếp xúc với các đầu đo của cảm biến. Khi đó, cảm biến sẽ phát sinh dòng điện có mức tỷ lệ nghịch với hàm lượng oxy có trong khí thải để truyền về ECU. Điều có có nghĩa khi hàm lượng oxy càng cao thì dòng điện tín hiệu truyền về ECU sẽ càng thấp và ngược lại.
Khi hàm lượng oxy có trong khí thải ở mức cao, dòng điện sẽ ở trên 0,1V. Khi mức lượng khí thải có lượng oxy thấp thì dòng điện sẽ ở mức cao 0.9V. Khi đó, ECU sẽ có những điều chỉnh về thời gian phun nhiên liệu lợp lý để lượng xăng đạt tiêu chuẩn và lý tưởng nhất cho các phương tiện vận chuyển đạt hiệu quả cao.
Cảm biến (Sensor) là gì? Phân loại các loại cảm biến và ứng dụng
Nguyên nhân cảXem thêm:m biến oxy bị lỗi
Trong quá trình vận hành xe sẽ không thể tránh khỏi các lỗi hỏng hóc trên xe. Cảm biến oxy cũng có thể bị hỏng làm ảnh hưởng đến quá trình xe hoạt động. Khi đó, trước khi tiến hành kiểm tra cảm biến oxy bạn cần nắm được nguyên nhân gây ra các lỗi để sửa chữa hiệu quả.
Đa số các dòng cảm biến oxy bị lỗi có thể do nguồn nhiên liệu kém chất lượng. Khi đó, lượng khí thải độc hải sẽ gây ra những phản ứng hóa học với oxy. Điều này có thể làm cho cảm biến bị lỗi, bị hỏng. Bên cạnh đó, cảm biến oxy bị hỏng cũng có thể do bị biến dạng làm gãy, cong vẹo, đứt dây điện…
Dấu hiệu nhận biết lỗi cảm biến oxy
Làm thế nào để nhận biết được cảm biến oxy đang bị lỗi, gặp sự cố hỏng hóc. Bạn có thể tham khảo những cách nhận biết cảm biến bị hỏng ngay dưới đây.
Xe bị hao xăng nhanh chóng
Xe bị hao xăng do cảm biến lỗi sẽ cung cấp những tín hiệu sai đến ECU. Điều này làm cho ECU có những điều chỉnh về mức phun nhiên liệu sai và sẽ gây tiêu tốn nhiều nhiên liệu.
Khói thải của xe có mùi xăng sống
Khi bạn phát hiện khói xe được thải ra có mùi xăng sống tức là cảm biến oxy có thể bị hỏng. Nguyên nhân bởi khi lượng xăng đi vào buồng đốt nhiều nhưng không được đốt cháy hết mà được đưa tới đường ống xả ra ngoài làm có mùi xăng sống.
Đèn Check Engine liên tục bật sáng
Trên các dòng xe hơi đều sẽ có đèn báo hiệu Check Engine để cảnh báo khi động cơ và bộ phận liên quan bị hỏng. Khi thấy đèn xe bị bật sáng cảnh báo, bạn sẽ cần tiến hành kiểm tra xe, kiểm tra cảm biến oxy.
Có thể bạn quan tâm: Cách đo và kiểm tra cảm biến nhiệt độ nước làm mát chi tiết
Cách kiểm tra cảm biến oxy
Sau khi đã nhận biết được cảm biến oxy có thể đang bị hỏng. Bạn sẽ cần tiến hành kiểm tra lại bằng các thiết bị đo điện để đảm bảo chắc chắn cảm biến đã bị hỏng chưa. Qua đó, bạn sẽ dễ dàng tiến hành sửa chữa đúng cách. Việc nắm được cách đo cảm biến oxy cũng như cách kiểm tra cảm biến oxy là rất cần thiết để ứng dụng và đo kiểm tra cảm biến oxy 2 dây, 3 dây hay 4 dây có ở ô tô hay xe máy.
Cách đo kiểm tra cảm biến oxy bằng đồng hồ vạn năng như sau:
Bước 1: Đầu tiên, bạn sẽ cần chọn thang đo điện áp một chiều dưới 1V trên đồng hồ vạn năng. Chân của hai que đo được cắm vào hai cổng trên đồng hồ vạn năng theo đúng màu.
Bước 2: Cảm biến sẽ vẫn được lắp trong động cơ xe. Hai đầu que đo sẽ được kết nối với hai cực của cảm biến oxy. Lưu ý, cực dương (màu đỏ) của que đo sẽ được đặt tại cực dương của cảm biến, cực âm (màu đen) sẽ được đặt tại cực âm của cảm biến.
Bước 3: Bạn đọc kết quả trên màn hình và đối chiếu trong những trường hợp dưới đây.
- Khi động cơ vẫn nóng và máy đang được bật nhưng không khởi động, mức điện áp dao động của cảm biến sẽ phải từ 0.4 - 0.45V.
- Trong trường hợp máy đang chạy, chìa khóa được vạn ON và nhả chân ga thì điện áp của cảm biến cần đạt 0.5V.
- Khi máy nguội, chìa khóa vặn ON, cảm biến phải có điện áp từ 0.1 - 0.2V.
- Khi máy hoạt động bình thường trong mức nhiệt 600 - 650 độ F và 315 - 343 độ C thì điện thế của cảm biến phải đạt từ 0.1 - 0.9 V.
- Khi cảm biến có mức nhiệt trung bình, mức điện áp cần đạt được khoảng 0.6V trong vòng 20S giảm 0.1V/s.
Khi cảm biến đủ nóng, mức điện thế phải đạt 0.6V trên Volt kế và duy trì liên tục trong 20s. Điện thế sau đó giảm 0.1V/s khi dừng mỏ hàn. Nếu số liệu chênh lệch quá lớn sẽ ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc của cảm biến hoặc chết cảm biến.
Trong trường hợp đồng hồ không có kết quả hoặc mức quá chênh lệch với các hệ số trên. Cảm biến oxy có thể đã bị hỏng hoặc bị chết. Khi đó, bạn cần tiến hành sửa chữa và thay thế cảm biến mới.
Trong cách đo cảm biến oxy, bạn sẽ cần sử dụng sử dụng đồng hồ vạn năng hay vôn kế có khả năng đo điện áp, bạn có thể tham khảo các sản phẩm nổi bật hiện nay như Hioki DT4256, Hioki DT4254, Hioki 3244-60,... Đây đều là những sản phẩm được nhiều người ưa chuộng với chất lượng cao.
Ứng dụng cảm biến oxy
Cảm biến oxy được lắp đặt trên các phương tiện vận chuyển sẽ có nhiều ứng dụng khác nhau. Điều này giúp xe vận hành được tốt nhất cũng như bảo vệ môi trường.
- Cảm biến oxy đo lường được hàm lượng oxy có trong khí thải để máy có thể điều chỉnh mức nhiên liệu phù hợp cho động cơ.
- Hạn chế nồng độ hóa chất của các khí thải tránh ô nhiễm cho môi trường như COx, SOx…
- Các xe không được lắp cảm biến có thể gây lỗi làm ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng vận hành của động cơ.
Tổng hợp những thông tin về cảm biến oxy là gì, cách kiểm tra cảm biến oxy cũng như cách đo cảm biến oxy 4 dây, hy vọng sẽ giúp bạn có thể kiểm tra để phát hiện lỗi hỏng của cảm biến. Từ đó, bạn có thể sử dụng cảm biến oxy đúng cách mang lại cho động cơ vận hành hiệu quả.
Nếu bạn có nhu cầu mua hoặc cần tư vấn về các thiết bị đo và kiểm tra điện, vui lòng truy cập website hiokivn.com hoặc liên hệ Hotline Hà Nội: 0904 810 817 - TP.HCM: 0979 244 335 để được tư vấn nhanh chóng.
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn