0902 148 147

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Cấp chính xác là gì? Cách tính sai số, cấp chính xác của đồng hồ đo điện

Hiokivn.com 2 năm trước 7608 lượt xem

    Đối với mỗi đồng hồ đo điện đều cần đạt tiêu chuẩn cấp chính xác RDG để đảm bảo khả năng đo các giá trị ở mức đúng nhất. Vậy RDG là gì? Cấp chính xác là gì? Cấp chính xác của đồng hồ đo điện được quy định như thế nào? Tất cả sẽ được Hiokivn.com giải thích ngay dưới đây. 

    RDG là gì?

    RDG được hiểu đơn giản là độ chính xác của các thiết bị đo kỹ thuật số. Đại lượng được dùng để kiểm tra sự khác biệt giữa giá trị đo được và giá trị thực khi cùng trong một điều kiện tham chiếu.  Độ chính xác RDG được ghi theo dạng như sau: 

    (± xx% rdg ± xx dgt). 

    Giải nghĩa:

    • ± xx%: được hiểu là tỷ lệ mỗi phần trăm kết quả đọc, tỷ lệ với đầu vào: 
    • ± xx: chính là phần số được hiển thị, là hằng số đầu vào. 
    Tìm hiểu RDG là gì trong các thiết bị đo điện
    Tìm hiểu RDG là gì trong các thiết bị đo điện

    Mỗi một máy đo đều sẽ có hướng dẫn sử dụng khi liệt kê độ chính xác là dạng: ±% rdg. Để hiểu rõ hơn về đại lượng RDG, bạn có thể tham khảo ví dụ sau. 

    Độ chính sáng của một đồng hồ vạn năng với thang đo điện áp DC là ± 1% và mức điện áp thực có thể đo được là 1.00V. Khi đó, đồng hồ sẽ có màn hình hiển thị số đọc là 1.00 V ± 1%, hoặc sẽ dao động từ 0.99 V đến 1.01 V.

    Tuy nhiên, với các dòng thiết bị đo điện tử như đồng hồ vạn năng điện tử, độ chính xác không tính đến hoạt động của bộ chuyển đổi kỹ thuật số (ADC) và mạch xử lý tín hiệu. Với các mạch điện tử và ADC sẽ có mức dung sai, phi tuyến cũng như giá trị offset khác nhau. 

    Chính vì vậy, với các dòng máy đo kỹ thuật số sẽ được tính theo công thức:  Độ chính xác: ± (% Rdg + số LSD)

    Giải nghĩa

    • Rdg (reading): giá trị thực mà thiết bị đo đo được. 
    • LSD (least significant digit) = chữ số có nghĩa nhỏ nhất

    Với các LSD sẽ đại diện cho mức độ không chắc chắn bởi nguyên nhân từ các yếu tố như độ lệch bên trong, nhiễu hay cách làm tròn. Đối với các đồng hồ đo điện điện tử độ chính xác và các dải đo sẽ được tính riêng lẻ, tránh có các sai số lớn. 

    Cấp chính xác là gì?

    Định nghĩa cấp chính xác là gì?

    Khi tìm hiểu về cấp chính xác là gì? Bạn có thể tham khảo ở nhiều phương tiện khác nhau. Tuy nhiên quy định chung về cấp chính xác chính là tại Tiêu chuẩn Việt Nam.

    Theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam, “cấp chính xác có thể được hiểu đơn giản là đặc trưng tổng quát của phương tiện đo phản ánh những đặc trưng đo lường liên quan mật thiết đến độ chính xác của thiết bị đo. 

    Cấp chính xác của thiết bị đo sẽ được quy định theo thực tế của từng lĩnh vực. Với mỗi thiết bị đo được dùng để đo nhiều đại lượng vật lý khác nhau sẽ có nhiều cấp chính xác khác nhau. 

    Quy định về cấp chính xác của TCVN
    Quy định về cấp chính xác của TCVN

    Cấp chính xác của đồng hồ đo điện

    Cấp chính xác của đồng hồ đo điện được hiểu đơn giản chính là các sai số nhỏ nhất khi đo các giá trị dòng và so sánh với giá trị tham chiếu được ghi trên thiết bị đo. Việc đo lường của thiết bị cũng cần phải thực hiện theo điều kiện làm việc quy định tại tiêu chuẩn của nhà sản xuất. 

    Cấp chính xác của đồng hồ đo điện sẽ thường ảnh hưởng bởi các yếu tố như cấu tạo, chất liệu, công nghệ đo… Với những cấp chính xác càng nhỏ  sẽ mang đến khả năng đo có mức sai số càng nhỏ, kết quả đo có độ chính xác cao. 

    Xem thêm: Các phương pháp mở rộng thang đo và ý nghĩa

    Các yếu tố ảnh hưởng đến sai số của đồng hồ đo điện

    Trong quá trình đo của mỗi đồng hồ đo điện sẽ có những sai số nhất định. Vậy những yếu tố nào ảnh hưởng đến sai số của đồng hồ đo? Theo những nghiên cứu, các yếu tố chính ảnh hưởng đến sai số của đồng hồ là thời gian, nhiệt độ, độ ẩm. 

    Nhiệt độ - độ ẩm

    Bạn lưu ý không nên sử dụng đồng hồ đo điện ở những môi trường có nhiệt độ hay độ ẩm cao hơn mức chỉ định của nhà sản xuất. Nguyên nhân rất đơn giản, khi nhiệt độ hay độ ẩm vượt quá mức an toàn có thể gây hỏng hóc cho thiết bị đo.  

    Các linh kiện điện bên trong như màn hình, mạch điện tử có thể bị chập, bị hỏng dẫn đến những sai số lớn. Chính vì vậy, các kỹ thuật của Hiokivn.com luôn khuyên khách hàng nên sử dụng đồng hồ đo trong môi trường có nhiệt độ và độ ẩm nằm trong khoảng cho phép. 

    Nhiệt độ, độ ẩm ảnh hưởng đến độ chính xác của đồng hồ đo điện
    Nhiệt độ, độ ẩm ảnh hưởng đến độ chính xác của đồng hồ đo điện

    Ví dụ: Một sản phẩm ampe kìm Hioki có khả năng làm việc trong dải nhiệt độ từ  -20 °C đến + 55 °C. Như vậy, thiết bị đó có thể hoạt động tốt trong mức nhiệt độ từ  -18 °C đến + 40 °C, mức độ ẩm tương đối thích hợp là từ 80% - 90%. 

    Thời gian làm việc

    Khi một chiếc đồng hồ đo điện đã được sử dụng lâu ngày, khoảng từ 5 - 10 năm chắc chắn cũng sẽ có gặp các sự cố sai số. Nguyên nhân chính là tuổi thọ của các mạch điện tử, con chip… của thiết bị cũng có hạn. Khi đó, bạn sẽ cần hiệu chỉnh lại đồng hồ hoặc thay thế thiết bị đo điện mới. 

    Cách tính sai số của đồng hồ đo điện

    Những sai số của đồng hồ đo điện hoàn toàn có thể tính toán được để bạn biết được thiết bị nào đang có sai số lớn. Bạn có thể tham khảo cách tính sai số của đồng hồ đo điện dạng chỉ thị kim. 

    Đối với các đồng hồ chỉ thị kim, sai số sẽ được tính bằng đơn vị % và phụ thuộc vào thang đo điện được sử dụng. Công thức tính: Thang đo : 100 x (1%). 

    Ví dụ, bạn dùng đồng hồ vạn năng để đo thang đo điện áp một chiều 250VDC. Khi đó, mức sai số sẽ được tính bằng: 250:100x1%=0.1V. Như vậy, sai số của đồng hồ vạn năng sẽ là ± 2.5V. 

    Cách tính sai số của đồng hồ đo điện
    Cách tính sai số của đồng hồ đo điện

    Số hiển thị, số đếm và độ phân giải

    Hiện nay, đa số các dòng đồng hồ đo điện đều sẽ có các thông số được hiển thị trên màn hình là 3½ số. Điều này có nghĩa là 3 ký tự đầu tiên được xuất hiện bên phải sẽ là các số có giá trị từ 0-9 nhưng chữ số đều tiên sẽ quan trọng nhất. 

    Những số này có thể là 0 hoặc 1 và được gọi là ½ số. Hiện nay, các dòng đồng hồ vạn năng đều sẽ có thể hiển thị từ 0 - 1999. 

    Độ phân giải của đồng hồ đo điện điện tử sẽ phụ thuộc vào bộ chuyển đổi từ dữ liệu đo sang số, sẽ được tính trong một lần chuyển đổi. Ví dụ, một thiết bị đo hiển thị số đếm 2000 với màn hình 3 ½ sẽ có độ phân giải  (1/2000)x(100%) = 0.05%.

    Các dòng đồ hồ vạn năng có độ phân giải càng cao thường sẽ có màn hình 4 chữ số (20000 số đếm) và có thể hiển thị với bất kỳ các giá trị từ 0 - 19999. Tương tự với đồng hồ vạn năng hiển thị 40000 số đếm với màn hình hiển thị 4 số sẽ có giá trị từ 0 - 39999.

    Theo nghiên cứu các loại thiết bị đo có độ phân giải cao sẽ có độ chính xác cao hơn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa đồng hồ do điện 4 ½ sẽ có độ chính xác gấp 10 lần so với đồng hồ 3 ½. Do vậy, cách tính sai số tuyệt đối của đồng hồ đo điện chỉ mang tính tương đối khi có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến độ chính xác.

    Có thể bạn quan tâm: CAT là gì? Ý nghĩa của các cấp độ đo lường CAT trên dụng cụ đo điện

    Cách tính cấp chính xác của đồng hồ đo điện

    Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tính cấp chính xác của đồng hồ đo điện đơn giản với theo công thức sau:  K = 100*deltaXmax/A

    Trong đó: 

    • deltaXmax: sai số tuyệt đối lớn nhất
    • A: khoảng thang đo trên dụng cụ đo
    Cách tính cấp chính xác của đồng hồ đo điện đơn giản
    Cách tính cấp chính xác của đồng hồ đo điện đơn giản

    Ví dụ: ampe kìm có cấp chính xác là 1.0, do sai số tuyệt đối với mức thang đo 100A. Như vậy, cấp chính xác của ampe kìm này là: 100*1/100 = 1(A).

    Tổng hợp những thông tin về RDG là gì? Cấp chính xác là gì? Và tìm hiểu chi tiết về cấp chính xác của thiết bị đo sẽ giúp bạn hiểu thêm về độ chính xác của các thiết bị đo điện. Bạn cũng sẽ có thể tính được cấp chính xác của đồng hồ đo điện để sử dụng hiệu quả nhất. 

    7608 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn