So sánh TRIAC vs DIAC: Điểm giống và khác nhau trong mạch điện tử
Triac và diac là các linh kiện quen thuộc trong mạch điện tử, thiết bị điện với nhiều điểm giống và khác nhau về thiết kế, công dụng. Để nắm được triac và điac khác nhau ở điểm nào, cùng đi sâu so sánh triac và diac ngay sau bài viết dưới đây.
Đặc điểm của triac
Trước khi tiến hành so sánh triac và diac có những điểm giống và khác nhau? Bạn cần biết được đặc điểm chính của triac và diac là gì?. Dưới đây là những thông tin về đặc điểm nổi bật của triac.
TRIAC (Triode for Alternating Current) là một linh kiện bán dẫn dùng để điều khiển dòng điện xoay chiều (AC). TRIAC có cấu tạo gồm bốn lớp bán dẫn xen kẽ nhau (PNPN) và ba cực: MT1 (Main Terminal 1), MT2 (Main Terminal 2) và G (Gate).
TRIAC hoạt động như hai SCR (điốt điều khiển silic) nối song song ngược nhau. Khi xung điện áp được đặt vào cực G, TRIAC sẽ cho phép dòng điện chạy từ MT2 đến MT1 hoặc ngược lại.

Các loại Triac bao gồm Triac 3Q, Triac 4Q để phù hợp với từng ứng dụng khác nhau. Triac 3Q được kích hoạt ở các góc phần tư 1, 2, 3 để dùng trong tải không điện trở. Triac 4Q hoạt động với kích hoạt trong bốn chế độ để dùng bảo vệ cho điện trở, tụ điện hay cuộn cảm trong mắc nối tiếp trong thiết bị.
Xem thêm: Cách kiểm tra triac sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng
Đặc điểm của diac
DIAC (Diode for Alternating Current) là một linh kiện bán dẫn thuộc nhóm thyristor nhưng không có cực điều khiển (Gate). DIAC có cấu tạo gồm ba lớp bán dẫn (PNP hoặc NPN) và hai cực MT1, MT2. Do không có cực G, DIAC chỉ dẫn điện khi điện áp giữa MT1 và MT2 vượt qua một giá trị ngưỡng nhất định, thường khoảng 30V.
Khi điện áp đặt vào DIAC chưa đạt đến mức ngưỡng, linh kiện này hoạt động như một tụ điện, không cho dòng điện đi qua. Khi điện áp vượt quá giá trị ngưỡng, DIAC sẽ chuyển sang trạng thái dẫn điện và duy trì dòng điện qua nó cho đến khi điện áp giảm xuống dưới mức ngưỡng.

Những đặc điểm chính của triac
- Thiết kế là công tắc điều khiển hai chiều.
- Linh kiện gồm 3 cực: MT1, MT2 và cực G.
- Triac xuất hiện nhờ sự liên kết của SCR trong phản song song.
- Cực G sẽ được tạo bởi vùng P và vùng N.
- Cực G được sử dụng kích hoạt triac từ cả hai hướng.
Sau khi đã hiểu cơ bản về triac và diac, bạn hoàn toàn có thể tiến hành so sánh triac và diac. Từ đó, bạn có thể phân biệt được hai loại linh kiện bán dẫn này cũng như ứng dụng của chúng.
Có thể bạn quan tâm: Diac là gì? Ký hiệu, cấu tạo, công dụng, cách đo và kiểm tra diac
So sánh triac và diac
Việc so sánh sự giống và khác nhau giữa triac và diac sẽ được dựa trên những yếu tố như: Triac và diac có công dụng gì? Triac và diac được ứng dụng như thế nào? Triac và diac khác nhau ở điểm nào về cấu tạo, tác dụng…

Sự khác nhau giữa triac và điac như sau:
Bảng so sánh triac và diac
Triac | Diac | |
Viết tắt | Triac là triode cho dòng điện xoay chiều |
Diac là diode cho dòng điện xoay chiều |
Mô tả |
Triac là SCR hai chiều, dẫn dòng điện di chuyển theo một hoặc hai hướng khi được kích hoạt bằng xung ở cực G. |
Là diode cho AC được dùng để chuyển tình trạng tắt sang bật từ một trong hai điện áp đặt vào |
Số cực | Triac có ba cực: MT1, MT2 và cực G. |
Hai cực: MT1 và MT2 |
Số lớp | Triac có 4 lớp bán dẫn xen kẽ nhau |
DIac có 3 lớp bán dẫn và 2 lớp tiếp giáp |
Quan hệ với SRC |
Triac là một thyristor hai chiều, tương tự như hai SCR được kết nối song song, ngược chiều và dùng cổng chung |
Diac là linh kiện có sự kết hợp của hai dòng SCR được nối giáp lưng |
Xếp hạng công suất | Xếp hạng công suất cao trong khoảng 15KW | Xếp hạng công suất thấp |
Kích hoạt |
Hầu hết triac có thể kích hoạt bằng cách đó là đặt xung điện áp dương hoặc điện áp âm vào cổng. |
Diac thường được kích hoạt bằng cách tăng điện áp vượt quá điện áp thường là 30V |
Cực cổng | Triac không có điện cực cổng |
Diac không có điện cực cổng, thường được sử dụng để kích hoạt triac |
Đặc tính | Triac có cấu trúc không đối xứng | Diac có cấu trúc đối xứng, giống nhau theo cả hai hướng của dòng điện. |
Ứng dụng |
Triac được ứng dụng trong lắp đặt các chuyển mạch, điều khiển pha, điều khiển mức độ sáng tối của đèn, các động cơ, thay đổi tốc độ của quạt... |
Diac được ứng dụng trong thiết kế công tắc AC, dùng trong các mạch điều khiển nhiệt hoặc bộ phận điều khiển tốc độ của động cơ... |
Hy vọng thông qua các thông tin so sánh sự giống và khác nhau của triac và điac trên đây, bạn có thể dễ dàng phân biệt được hai loại linh kiện bán dẫn được sử dụng phổ biến hiện nay. Việc này cũng sẽ giúp bạn sử dụng các linh kiện chính xác và hiệu quả hơn.
Ngoài ra, để đo kiểm tra triac và diac, người dùng có thể sử dụng đồng hồ vạn năng để hỗ trợ công việc. Nếu bạn đang có nhu cầu mua đồng hồ đo điện, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE Hà Nội: 0902 148 147 - TP.HCM: 0979 244 335 để được các chuyên viên tư vấn miễn phí trong thời gian nhanh nhất. Bạn cũng có thể truy cập vào trang web hiokivn.com và đặt hàng online sau khi đã chọn được sản phẩm phù hợp.
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn