0902 148 147

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Khái niệm, ký hiệu, đơn vị đo và cách tính cường độ dòng điện

Hiokivn.com 2 năm trước 5264 lượt xem

    Bạn đang muốn biết cường độ dòng điện là gì? Công thức tính cường độ dòng điện là gì? Tất cả những thắc mắc của bạn sẽ được Hiokivn.com giải đáp ngay dưới đây để giúp bạn hiểu thêm về đại lượng quan trọng trong hệ thống mạch điện này. 

    Cường độ dòng điện là gì? 

    Khi tìm hiểu về cường độ dòng điện là gì? Đây là một đại lượng, đơn vị đo dòng điện trong vật lý trong các chương trình dạy trung học cơ sở.

    Theo đó, cường độ dòng điện là là một đại lượng vật lý biểu trưng cho cấp độ mạnh yếu của dòng điện. Cường độ dòng điện cũng thể hiện số lượng điện tử sẽ đi qua tiết diện của vật dẫn điện (dây dẫn) trên một đơn vị về thời gian.

    Tìm hiểu cường độ dòng điện là gì
    Tìm hiểu cường độ dòng điện là gì

    Đặc điểm của cường độ dòng điện là khi đo càng lớn có nghĩa dòng điện càng mạnh. Ngược lại khi dòng điện yếu thì cường độ đo được sẽ càng ở mức nhỏ. 

    Ngoài việc tìm hiểu về cường độ dòng điện là gì? Bạn cũng sẽ cần tham khảo chi tiết về ký hiệu cũng như cường độ dòng điện đơn vị là gì. Từ đó, bạn sẽ có thể dễ dàng hiểu được công thức cách tính cường độ dòng điện dễ dàng hơn. 

    Ký hiệu và đơn vị của cường độ dòng điện

    Cường độ dòng điện có đơn vị là gì? Cường độ dòng điện có đơn vị là Ampe, ký hiệu là A. 

    Cường độ dòng điện ký hiệu là gì? Cường độ dòng điện được kí hiệu là I. Khi đó, bạn sẽ dễ dàng nhận biết cường độ dòng điện trong bảng mạch, sơ đồ mạch điện. 

    Ký hiệu của cường độ dòng điện
    Ký hiệu của cường độ dòng điện

    Có thể bạn chưa biết, đại lượng cường độ dòng điện được đặt theo tên của nhà Vật lý người Pháp là André Marie Ampère. Đồng thời, cường độ dòng điện đang theo hệ SI.  Như vậy, 1 ampe sẽ tương đương với sự chuyển động của 6,24150948. 1018 điện tử e trong 1 dây thông qua tiết diện của vật dẫn. 

    Phân loại cường độ dòng điện

    Khi tìm hiểu về các loại cường độ dòng điện trong toàn mạch, bạn có thể tham khảo những phân loại dưới đây. Theo đó, cường độ dòng điện hiện có ba loại chính: cường độ dòng điện 1 chiều ( dân dụng) và cường độ dòng điện xoay chiều. 

    Cường độ dòng điện một chiều

    Cường độ dòng điện một chiều còn được biết đến là loại cường độ dòng điện dân dụng, ký hiệu là DC (viết tắt của Direct Current). Bạn có thể hiểu đơn giản cường độ dòng điện một chiều chính là dòng điện một chiều là loại dòng điện có các hạt điện tích dịch chuyển đồng hướng trong môi trường dẫn điện. 

    Cường độ dòng điện một chiều
    Cường độ dòng điện một chiều

    Dòng DC có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm về độ mạnh. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể đổi chiều từ dòng DC sang dòng điện xoay chiều.

    Quy ước của cường độ dòng điện một chiều sẽ là các hạt điện tử sẽ theo chiều dương sang âm. Dòng điện DC có thể tạo ra từ những nguồn như pin, năng lượng mặt trời… 

    Cường độ dòng điện xoay chiều

    Cường độ dòng điện xoay chiều còn được gọi là dòng điện xoay chiều, ký hiệu là AC (Alternating Current). Cường độ dòng điện xoay chiều được hiểu đơn giản là dòng điện có chiều và có thể thay đổi với từng mức thời gian trong một chu kỳ nhất định. Chu kỳ của dòng điện sẽ được ký hiệu là T (tức là mốc thời gian dòng điện xoay chiều trở về vị trí cũ). 

    Cường độ dòng điện xoay chiều
    Cường độ dòng điện xoay chiều

    Dòng điện xoay chiều có thể được hình thành từ dòng điện một chiều hoặc từ những máy phát điện xoay chiều. Những thiết bị thường dùng dòng điện xoay chiều như điều hòa, tủ lạnh, máy giặt…

    Cách tính cường độ dòng điện

    Khi bạn tham khảo cách tính cường độ dòng điện sẽ có rất nhiều công thức tính cường độ dòng điện khác nhau dựa trên những đại lượng đo được. Khi đó, bạn có thể từ các công thức tính cường độ dòng điện này để tính được mức độ mạnh yếu của dòng điện. 

    Công thức tính dòng điện không đổi

    Các tính cường độ dòng điện không đổi chính là công thức tính cơ bản nhất. Công thức tính cường độ dòng điện như sau:

    I= q/t (A)

    Trong đó

    • I là cường độ dòng điện (được ký hiệu là A)
    • q là mức điện lượng di chuyển qua vật dẫn
    • t là tiết diện của vật dẫn trong một thời gian nhất định. 
    Công thức tính cường độ dòng điện không đổi
    Công thức tính cường độ dòng điện không đổi

    Công thức tính cường độ dòng điện theo định luật ôm

    Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tính cường độ dòng điện khi biết những đại lượng của dòng điện là hiệu điện thế và điện trở. Đây cũng là công thức tính cường độ dòng điện xoay chiều và một chiều chung. 

    Cách tính cường độ dòng điện như sau:

    I = U / R

    Trong đó

    • I: Cường độ dòng điện (A)
    • U là hiệu điện thế (V)
    • R: Điện trở (ký hiệu là Ω)

    Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo tính cường độ dòng điện trong các đoạn mạch dựa trên định luật ôm. 

    • Dòng điện mắc nối tiếp: I = I1 = I2 = … = In
    • Dòng điện mắc song song: I = I1 + I2 + … + In

    Công thức tính cường độ dòng điện hiệu dụng

    Thêm một công thức tính cường độ dòng điện dựa trên đại lượng hiệu dung. Cách tính cường độ dòng điện như sau: 

    I=I0/√2

    Trong đó

    • I: là cường độ dòng điện hiệu dụng (ký hiệu A)
    • I0: là cường độ dòng điện ở mức cực đại (A)

    Công thức tính cường độ dòng điện bão hòa

    I = n.e

    Trong đó:

    • I là cường độ dòng điện (A)
    • n là số hạt điện tử electron. 
    • e là số điện tích electron.

    Công thức tính cường độ dòng điện 3 pha 

     I = P/(√3 x U x cosφ  x hiệu suất)

    Trong đó

    • I là cường độ dòng điện 
    • P là công suất động cơ 
    • U là mức điện áp sử dụng

    Ngoài việc tìm hiểu các công thức tính cường độ dòng điện thường được dùng trong thiết kế kế thi công hệ thống điện. Bạn cũng có thể đo cường độ dòng điện nhanh chóng dựa trên các dụng cụ đo dòng điện. 

    Xem thêm:

    Dụng cụ đo cường độ dòng điện là gì?

    Khi tìm hiểu những dụng cụ đo cường độ dòng điện là gì? Bạn có thể hiểu đơn giản dụng cụ đo cường độ dòng điện là những thiết bị đo điện có khả năng đo cường độ dòng điện một chiều hay xoay chiều.

    Với các dụng cụ đo cường độ dòng điện sẽ giúp bạn dễ dàng biết được dòng điện mạnh hay yếu để từ đó có các hướng sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa đúng cách. Các loại dụng cụ đo cường độ dòng điện hiện nay như: đồng hồ vạn năng, ampe kìm, cảm biến đo dòng…

    Đồng hồ vạn năng

    Đồng hồ vạn năng là một thiết bị đo điện chuyên dụng, đa năng mang kiểu dáng nhỏ, nhẹ. Thiết bị có thể thực hiện nhiều tính năng đo dòng điện (A), đo điện áp, đo điện trở…

    Đồng hồ vạn năng đo dòng điện AC/DC
    Đồng hồ vạn năng đo dòng điện AC/DC

    Bạn có thể chọn những loại đồng hồ vạn năng có chức năng đo dòng điện Dc và AC để có thể đo cả dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều. Trên thị trường có rất nhiều thương hiệu khác nhau như đồng hồ vạn năng Hioki, Kyoritsu, Fluke… Bạn có thể tham khảo một số loại đồng hồ vạn năng như: Hioki DT4254, Hioki DT4256, Kyoritsu 1020R…

    Ampe kìm

    Ampe kìm cũng là một trong những dụng cụ đo cường độ dòng điện chất lượng, độ chính xác cao cũng như làm việc tiện lợi. Ampe kìm có thể thực hiện đo được nhiều chỉ số như đo dòng điện AC/DC, đo điện áp AC/DC, đo thông mạch, đo tần số… Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm ampe kìm nổi bật nhất hiện nay như ampe kìm Hioki 3280-10FHioki 3288Hioki CM4373, ...

    Ampe kìm Hioki 3280-10F đo dòng điện xoay chiều AC
    Ampe kìm Hioki 3280-10F đo dòng điện xoay chiều AC

    Tương tự như đồng hồ vạn năng, bạn cũng cần lựa chọn những sản phẩm ampe kìm có khả năng đo dòng điện AC/DC để đo được cường độ dòng điện. Một số loại ampe kìm được dùng phổ biến cho bạn lựa chọn như: Hioki CM4373, Hioki 3280-10F, Kyoritsu 2200, Proskit MT-3102…

    Cảm biến dòng điện

    Cảm biến dòng điện cũng được sử dụng phổ biến để đo dòng điện với độ chính xác cao. Các thiết bị cảm biến đo dòng nổi bật với thiết kế nhỏ gọn, trang bị hiện đại.  

    Ngoài ta, cảm biến dòng còn được biết đến là CT dòng sử dụng nguyên lý từ trường để kiểm tra dòng điện. Cảm biến dòng có thể đo được cường độ dòng điện một chiều và xoay chiều. 

    Ampe kế - Đồng hồ đo dòng điện

    Nếu bạn đang tìm dụng cụ đo dòng điện là gì? Bạn cũng có thể sử dụng ampe kế ( còn gọi là đồng hồ đo dòng điện). Đây là thiết bị được dùng chủ yếu để đo cường độ dòng điện.

    Ampe kế đo dòng điện chính xác
    Ampe kế đo dòng điện chính xác

    Ampe kế thường được mắc trong những mạch điện để đo dòng điện ở mức rất nhỏ. Trên mỗi đồng hồ đo dòng điện đều sẽ được kí hiệu cực âm, dương tại nơi kết nối để giúp bạn dễ dàng nối với mạch điện và đo chính xác. 

    Từ những thông tin chia sẻ về cường độ dòng điện là gì cũng như công thức tính cường độ dòng điện hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức về dòng điện. Nhờ vậy, bạn có thể dễ dàng lắp đặt cũng như sử dụng hợp lý đảm bảo đúng cách và an toàn về điện.

    5264 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn