Nguyên nhân gây ra tai nạn điện và biện pháp phòng tránh
Tai nạn điện là một trong những sự cố về điện phổ biến có thể gặp ngay trong gia đình, các tòa nhà, nhà máy hay trạm điện… Vậy nguyên nhân gây ra tai nạn điện là gì? Cách sơ cứu người bị điện giật ra sao? Hiokivn.com sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích dưới đây.
Tai nạn điện là gì?
Tai nạn điện được hiểu đơn giản là những tai nạn, sự cố xảy ra mà nguyên nhân là do những tác động của dòng điện gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của con người. Ví dụ như tai nạn điện giật có thể gây bỏng tay, cháy tay hoặc thậm chí là tử vong.
Tai nạn điện luôn là sự cố được đánh giá có độ nguy hiểm cực cao. Chính vì vậy, bạn cần nắm được những nguyên nhân xảy ra tai nạn điện cũng như quy tắc an toàn khi sử dụng điện. Từ đó, bạn có thể lên kế hoạch cho các biện pháp phòng ngừa tai nạn điện đảm bảo an toàn khi sử dụng và sửa chữa.
Nguyên nhân xảy ra tai nạn điện
Khi tìm hiểu vì sao xảy ra tai nạn điện, bạn sẽ thấy có rất nhiều nguyên nhân gây ra tai nạn điện khác nhau từ sự bất cẩn của người dùng hay những lỗi hỏng hóc bất ngờ.
Vậy, có mấy nguyên nhân gây ra tai nạn điện? Bạn có thể tham khảo những nguyên nhân gây ra tai nạn điện dưới đây.
- Nguyên nhân xảy ra tai nạn điện do trong khi sửa điện không thực hiện đóng hoặc ngắt nguồn điện.
- Khi kiểm tra và sửa chữa điện, thiết bị điện không trang bị đồ bảo hộ cách điện, dụng cụ cách điện như găng tay cách điện, kìm cách điện…
- Nguyên nhân xảy ra tai nạn do chạm trực tiếp hoặc gián tiếp với các thiết bị, vật mang điện.
- Dùng các thiết bị điện bị rò rỉ điện.
- Nguyên nhân gây ra tai nạn điện là do chạm trực tiếp vào các ổ điện, dây điện bị hởi hoặc dây trần.
- Khi chạm vào linh kiện, phần tử được lấy ra khỏi nguồn nhưng vẫn tích điện.
Ngoài ra, khi tìm hiểu vì sao xảy ra tai nạn điện cũng có thể do phóng điện hồ quang khi bạn đang tiến hành đóng/ngắt cầu dao điện do tải lớn, ngắn mạch. Các tia hồ quang có nhiệt độ cao có thể gây bỏng cho người bị thương.
Thêm một nguyên nhân gây ra tai nạn điện chính là vi phạm khoảng cách an toàn với các trạm biến thế, hệ thống lưới điện. Khi con người nằm trong vùng không an toàn có thể sẽ gặp tai nạn do điện bị phóng ra ngoài không khí mà không cần tiếp xúc. Dòng điện ở các trạm biến thế hay lưới điện áp luôn ở mức cao sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Con người cũng có thể bị tai nạn điện do sét đánh.
Từ việc tìm hiểu các nguyên nhân xảy ra tai nạn điện sẽ giúp bạn hiểu rõ được có thể bị điện giật do đâu. Từ đó, bạn sẽ cần lên các biện pháp phòng cách điện giật.
Xem thêm: Dòng rò là gì? Cách kiểm tra và khắc phục rò rỉ điện an toàn
Các biện pháp phòng tránh tai nạn điện
Để phòng ngừa tai nạn điện ta phải làm gì để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng và sửa chữa điện? Bạn có thể tham khảo cách phòng tránh tai nạn điện ngay dưới đây.
Sử dụng những thiết bị đóng/ngắt mạch điện
Biện pháp phòng tránh điện giật đầu tiên chính là cần lắp đặt những thiết bị đóng, cắt bảo vệ cho mạch điện trước các sự cố như đoản mạch, ngắn mạch hay quá tải… Bạn nên lắp đặt các thiết bị này tại dây pha hoặc dây trung tính.
Bạn cũng cần chú ý nên chọn những thiết bị phù hợp có lớp bảo vệ tại các bộ phận mang điện. Ngoài ra, gia đình nên sử dụng các thiết bị phòng cách rò điện.
Lắp đặt các thiết bị điện đúng quy chuẩn đảm bảo an toàn
Biện pháp phòng tránh tai nạn điện tiếp theo chính là cần đảm bảo lắp đặt các thiết bị điện đúng quy định. Bạn nên thực hiện nối đất vỏ kim loại tại các thiết bị điện để hạn chế bị rò rỉ điện có thể gây giật. Đặc biệt, không lắp đặt và sử dụng thiết bị tại nơi ngập nước hay môi trường ẩm ướt.
Đặc biệt, một cách phòng tránh điện giật quan trọng chính là cần ngắt điện trước khi tiến hành sửa chữa mạng điện, thiết bị điện. Trong quá trình sửa chữa cần trang bị đồ bảo hộ lao động.
Ngắt các thiết bị dẫn điện trong khi có sấm sét, mưa to
Trong thời tiết mưa to và sấm sét, bạn nên tháo dây cáp hoặc anten khỏi tivi. Ngoài ra, bạn nên rút phích cắm tại các thiết bị như tivi, máy tính… Trong trường hợp mưa bão làm ngập nước đổ tường cần ngắt điện cầu dao.
Lên kế hoạch bảo dưỡng, kiểm tra các thiết bị điện thường xuyên
Đối với gia đình hay các nhà máy cũng cần lên kế hoạch kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị điện theo định kỳ. Công việc này cũng là một trong những biện pháp phòng ngừa tai nạn điện khi nhanh chóng phát hiện các lỗi hỏng trên máy móc.
Khi đó, bạn sẽ cần tiến hành sửa chữa, khắc phục để thiết bị vẫn hoạt động tốt. Đồng thời, giúp ngăn chặn các sự cố cháy nổ hay điện giật gây nguy hiểm.
Luôn trang bị đồ bảo hộ đầy đủ
Để phòng ngừa tai nạn điện cần chú ý những công việc kiểm tra, sửa chữa, người thực hiện đều cần phải được trang bị các đồ bảo hộ có khác năng cách điện hiệu quả. Đối với những công việc sửa chữa cần phải leo trèo hay trong những phòng kín cần có hai người thực hiện. Ngoài ra người tham gia vào quá trình sửa chữa điện cần dùng các đồng hồ đo điện để kiểm tra sự cố với chất lượng cao như đồng hồ vạn năng hay ampe kìm, bút thử điện,...
Xem thêm: Tiêu chuẩn đo điện trở cách điện của dây dẫn và cách đo chi tiết
Những điều không được làm
Ngoài các biện pháp phòng tránh tai nạn điện, bạn cũng cần chú ý không được thực hiện những công việc nguy hiểm dưới đây. Đây cũng đều là những cách
- Không dùng các loại dây điện hay thiết bị kém chất lượng, bị hở, dễ cháy nỏ.
- Không dùng dây điện để phơi quần áo hay các đồ vật khác.
- Không được kết nối đầu dây điện với ổ cắm, buộc phải có phích cắm cách điện.
- Các phích cắm, ổ cắm cần chắc chắn.
- Khi rút phích cắm cần cầm vào đúng phần nhựa, không nắm dây điện để kéo ra.
- Những thiết bị có khả năng phát nhiệt không đặt gần các đồ vật dễ cháy.
- Không sử dụng điện để chống trộm, bắt cá hoặc bẫy chuột.
Từ những biện pháp phòng ngừa điện giật sẽ giúp bạn đảm bảo được sự an toàn cho bản thân và các thành viên khác. Bên cạnh đó, bạn cũng cần nắm được cách sơ cứu người bị điện giật để tránh hậu quả nặng nề như tử vong.
Cách sơ cứu người bị điện giật
Khi có những sự cố tai nạn điện giật, chúng ta sẽ luôn muốn tìm cách cứu người bị tai nạn điện. Tuy nhiên, cách cứu người bị tai nạn điện như nào là chính xác để tránh nguy hiểm đến bản thân nhưng vẫn cứu được người? Bạn hãy tham khảo ngay dưới đây những bước cứu người bị tai nạn điện và cách sơ cứu người bị điện giật.
Cách cứu người bị tai nạn điện
Ngay khi thấy người bị điện giật, bạn cần tìm ngay và ngắt nguồn điện tiếp xúc với nạn nhân. Chú ý, bạn cần dùng găng tay cao su, đi dép hoặc dày khô (hoặc đứng trên ván gỗ khô) có khả năng cách điện.
Tiếp đó, bạn có thể dùng gậy khô để gạt dây điện ra khỏi người nạn nhân. Đặc biệt lưu ý không được dùng tay không hoặc que bị ướt, que bằng kim loại để tiếp xúc với nguồn điện hay nạn nhân.
Hướng dẫn cách sơ cứu người bị điện giật
Sau khi đã tách được nạn nhân ra khỏi nguồn điện, bạn sẽ cần tiến hành sơ cứu người bị giật. Bạn có thể tham khảo những các phương pháp sơ cứu người bị điện giật dưới đây.
Bước 1: Bạn cần đặt nạn nhân ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, không có nhiều khói bụi, không có nhiệt độ cao.
Bước 2: Thực hiện hô hấp nhân tạo khi nạn nhân không còn thở
Bạn sẽ cần kiểm tra nạn nhân có còn thở không? Nếu nạn nhân có hơi thở yếu ớt hoặc không tự thở được, bạn cần tiến hành làm hô hấp nhân tạo đến khi nạn nhân có thể thở được.
Bước 3: Kiểm tra và sơ cứu người bị tai nạn điện
Sau khi hô hấp nhân tạo hoặc nạn nhân có thể tự thở được, bạn cần kiểm tra trên người có bị tổn thương ở đâu không. Những vị trí bị tổn thương cần giữ cố định, không tự ý di chuyển như đốt sống cổ. Sau đó nhanh chóng đưa tới sơ sở y tế gần nhất.
Cách sơ cứu người bị tai nạn điện dẫn đến bị phỏng. Khi đó, bạn cần sử dụng các băng sạch, băng vô trùng hoặc khăn sạch để che lại vùng bị phòng tránh nhiễm trùng.
Bạn không sử dụng chăm mềm hoặc bông sẽ có thể khiến các sợi bông dính vào vết bỏng. Sau đó, bạn cũng cần đưa nạn nhân đến các cơ sở y tế gần nhất.
Tổng hợp những nguyên nhân gây ra tai nạn điện cùng các biện pháp phòng ngừa tai nạn điện sẽ giúp bạn bảo vệ an toàn cho bản thân và gia đình. Đặc biệt, những hướng dẫn cách sơ cứu người bị tai nạn điện sẽ giúp bạn nắm được các bước cơ bản cứu người và sơ cứu đúng cách trước khi đưa đến bệnh viện. Chúc bạn thành công và luôn an toàn khi sử dụng điện!
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn