0902 148 147

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Quy định về tiêu chuẩn điện trở nối đất. Nguyên lý đo điện trở đất

Hiokivn.com 2 năm trước 3275 lượt xem

    Điện trở đất luôn là một trong những tiêu chuẩn cần đáp ứng khi xây dựng, thi công các công trình. Vậy bạn có biết điện trở đất là gì? Những quy định về tiêu chuẩn điện trở nối đất như thế nào? Hiokivn.com sẽ mang đến đầy đủ những thông tin về tiêu chuẩn điện trở nối đất ngay sau bài viết dưới đây. 

    Điện trở đất là gì? 

    Điện trở đất được biết đến là một dạng điện trở của một khối đất sẽ được tính theo dạng lập phương với kích thước bằng thể tích 1m3. Khi dòng điện lưu thông của dòng điện đi từ một khối đất này chuyển sang mặt đối diện đi sang khối đất khác là điện trở đất. 

    Điện trở đất là tiêu chuẩn trong lắp đặt hệ thống chống sét
    Điện trở đất là tiêu chuẩn trong lắp đặt hệ thống chống sét

    Việc đo điện trở nối đất là một quy trình quan trọng khi thi công xây dựng. Việc đo điện trở đất sẽ giúp cho việc lắp đặt hệ thống chống sét được nối với nguồn điện. 

    Khi tiến hành đo, người thi công có thể dựa trên chỉ số điện trở để tiến hành đấu nối thiết bị chống sét để đo đồ điện gia dụng, các thiết bị công nghiệp. Điều này sẽ giúp đảm bảo an toàn khi sử dụng trước các thiên tai như sấm sét. 

    Khi lắp đặt và đo điện trở đất sẽ cần tuân thủ tiêu chuẩn đo điện trở đất. Vậy, những quy định về đo điện trở đất  quy định về đo điện trở chống sét như thế nào? Bạn có thể tham khảo ngay dưới đây. 

    Quy định về tiêu chuẩn điện trở nối đất, điện trở chống sét

    Trước khi tìm hiểu về tiêu chuẩn điện nối đất, bạn sẽ cần nắm được thông tin các quy định dưới đây cũng là những tiêu chuẩn đo điện trở tiếp địa. Những quy định về điện trở đất sẽ được thể hiện trong tiêu chuẩn Việt Nam về điện trở nối đất. 

    Theo đó, các quy định tiêu chuẩn Việt Nam về điện trở nối đất, tiêu chuẩn đo điện trở chống sét hay điện trở tiếp địa sẽ có ở một số quy định dưới đây. 

    Tiêu chuẩn điện trở nối đất được quy định đạt TCVN 4756:1989 về Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện. Tiêu chuẩn 4756:1989 cung cấp các thông tin về khái niệm điện trở nối đất, quy định điện áp, cường độ dòng điện của các thiết bị khi nối đất lắp đặt với hệ thống mạng điện của nhà, tòa nhà. 

    Tiêu chuẩn điện trở chống sét theo quy định Pháp luật
    Tiêu chuẩn điện trở chống sét theo quy định Pháp luật

    Đồng thời, tiêu chuẩn cũng sẽ đưa ra những quy định về các thiết bị điện xoay chiều với mức điện áp lớn hơn 42V, quy định cho các thiết bị điện dùng điện một chiều có điện áp lớn hơn 110V. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ biết được các quy định về điện trở nối đất và nối không. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số quy định dưới đây:

    • Khi nối đất giữa các thiết bị điện sử dụng điện áp trên 1000V trong hệ thống điện trung tính nổi. 
    • Đối với nối đất cho thiết bị điện dùng điện áp trên 1000V cần đảm bảo trị số điện trở nối đất và trị số điện áp chạm.
    • Điện trở sẽ không được trên 0.5 đối với điện trở nối đất tự nhiên và không vượt quá 1 với điện trở nhân tạo. 
    • Khi nối đất cần đảm bảo điện áp chạm không lớn hơn giá trị quy định khi có dòng ngắn mạch đi qua.
    • Đảm bảo đúng theo các quy định về tiêu chuẩn trong khi xây dựng, thi công công trình. 

    Bên cạnh tiêu chuẩn tiếp địa TCVN 4756:1989, điện trở chống sét còn được quy định tại Điều 7, Nghị định số 29/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ sở có nguy hiểm cháy, nổ quy định. Ngoài ra, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9385:2012 – Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra, bảo trì hệ thống – việc kiểm tra hệ thống chống sét được tiến hành định kỳ. 

    Nguyên lý đo điện trở đất

    Nguyên lý đo điện trở đất cũng có thể hiểu là phương pháp đo điện trở đất. Hiện nay, phương pháp đo điện trở nối đất sẽ được thực hiện bởi rất nhiều phương pháp khác nhau. 

    Bạn có thể dựa vào đặc điểm của hệ thống, các thiết bị đo điện trở sẵn có để tiến hành đo điện trở tiếp địa chính xác. Dưới đây là những nguyên lý đo điện trở đất được sử dụng phổ biến. 

    Nguyên lý đo điện trở đất bằng phương pháp điện áp rơi 3 cực

    Phương pháp đo điện trở nối đất điện áp rơi 3 cực được hiểu đơn giản là nguyên lý đo điện trở đất bằng cách cung cấp dòng điện vào hệ thống điện. Hệ thống điện nay bao gồm đồng hồ đo điện trở đất, cọc nối đất và điện cực dòng.

    Quy trình đo điện trở tiếp đất sẽ cần đảm bảo khoảng cách điện cực cách 10 lần so với cọc nối đất. Khoảng cách xa nhau tốt nhất có thể lên tới 40m. 

    Nguyên lý đo điện trở đất bằng phương pháp điện áp rơi 3 cực
    Nguyên lý đo điện trở đất bằng phương pháp điện áp rơi 3 cực

    Điều này sẽ đảm bảo mức điện áp sẽ có ở đất trong khoảng giữa cọc nối đất và điện cực dòng. Ngoài ra, bạn cũng cần chắc chắn điện thế tại nơi đo sẽ là không, vị trí đo sẽ cần cách cọc nối đất 6m. 

    Nguyên lý đo điện trở đất bằng phương pháp 4 cọc

    Tiếp theo là một phuong pháp đo điện trở tiếp địa hệ thống chống sét đơn giản thông qua phương pháp 4 cọc. Đây là phương pháp đo dành cho các hệ thống nối đất liên hợp hoặc riêng lẻ được nối ngầm với nhau. 

    Nguyên lý đo điện trở đất bằng phương pháp 4 cọc
    Nguyên lý đo điện trở đất bằng phương pháp 4 cọc

    Quy định đo điện trở chống sét sẽ yêu cầu bạn tiến hành cô lập các hệ thống nối đất riêng lẻ bằng cách dùng các kìm của đồng hồ đo ampe kìm. Nhờ vậy, điện áp dòng sẽ được cách nhau bởi 3 cực và dòng điện sẽ được cố định.

    Khi đó, bạn có thể sử dụng đồng hồ đo điện để tiến hành đo điện trở tiếp địa. Giá trị của điện trở sẽ được thông báo trên màn hình của đồng hồ.

    Có thể bạn quan tâm: Điện trở suất của đất là gì? Công thức tính điện trở suất

    Phương pháp đo điện trở nối đất bằng hai kìm

    Nguyên lý đo điện trở đất tiếp theo sẽ dựa theo phương pháp hai kìm dùng cho các hệ thống nối đất liên hợp được nối ngầm với nhau. Đây là hệ thống dùng để dẫn xung sét xuống đất. 
    Tuy nhiên, đây là phương pháp hạn chế không đảm bảo được chức năng chống sét với khả năng hoạt động tốt nhất. 

    Nguyên lý đo điện trở đất bằng phương pháp 4 cọc
    Nguyên lý đo điện trở đất bằng phương pháp 4 cọc

    Đo điện trở tiếp xúc bằng phương pháp xung

    Phương pháp đo điện trở nối đất dựa theo phương pháp xung được dùng nhiều để đo mức điện trở tại những cột điện cao thế. Đây là phương pháp sẽ giúp bạn tiến hành đo được trở kháng của đất từ các hệ thống khung sắt và móng trụ. 

    Xem thêm: Cách đo điện trở đất bằng ampe kìm nhanh chóng, đúng kỹ thuật

    Các thiết bị đo điện trở đất tốt nhất hiện nay

    Trên thị trường hiện nay đang có rất nhiều thiết bị đo điện trở đất chất lượng với khả năng đo chính xác. Trong đó, các dòng đồng hồ đo điện trở đất được biết đến là dòng thiết bị đo chính xác nhất, dễ sử dụng. Đây là dòng đồng hồ chuyên dụng được rất nhiều các công ty, thợ xây dựng, thợ điện sử dụng. 

    Đồng hồ đo điện trở đất chính xác
    Đồng hồ đo điện trở đất chính xác

    Đồng hồ đo điện trở đất được thiết kế đơn giản, cực nhỏ gọn, độ bền cao. Đồng hồ có khả năng cách điện tốt đảm bảo an toàn khi sử dụng.

    Thiết bị có đa dạng các mức đo điện trở đất để thích hợp đo trong từng quy mô như gia đình, dân dụng, công nghiệp… Bạn có thể dễ dàng lựa chọn được những thiết bị chất lượng như: Hioki FT6031-50, Hioki FT3151, Hioki FT6380-50 ... 

    Bên cạnh đó, một số những thiết bị đo điện cũng có thể tiến hành đo được điện trở nối đất như ampe kìm. Đây là thiết bị có thể thực hiện đo điện trở đất, đo điện áp, đo dòng điện, thông mạch… Ampe kìm cũng được dùng trong rất nhiều các công ty sửa chữa điện, các nhà máy…

    Tổng hợp những thông tin về tiêu chuẩn đo điện trở đất hy vọng sẽ giúp bạn hiểu điện trở nối đất là gì, tiêu chuẩn điện trở nối đất và quy định đo điện trở chống sét. Từ đó, bạn cũng sẽ nắm được những yêu cầu về điện trở đất trong xây dựng, thi công công trình để bảo vệ tốt các thiết bị điện, máy móc. 

    3275 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn