Tụ chống sét là gì? Cách đo và kiểm tra tụ chống sét nhanh chóng
Trong quy trình xây dựng hệ thống chống sét cho các công trình xây dựng đều không thể thiếu tụ chống sét. Vậy tụ chống sét là gì? Cách đọc thông số tụ chống sét, cách đo và kiểm tra tụ chống sét như thế nào là chính xác? Bạn hãy cùng Hiokivn.com tìm hiểu những thông tin ngay dưới đây nhé.
Tụ chống sét là gì?
Tụ chống sét là một linh kiện điện tử có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các thiết bị điện khỏi tác động của sét đánh lan truyền hoặc xung điện áp đột ngột. Khi xảy ra hiện tượng sét đánh hoặc sự thay đổi điện áp bất thường trong lưới điện, tụ chống sét sẽ giúp hấp thụ và phân tán năng lượng dư thừa, từ đó giảm thiểu nguy cơ hư hỏng cho thiết bị.

Tụ chống sét thường được sử dụng trong các hệ thống điện công nghiệp, dân dụng, đặc biệt là các hệ thống điện tử nhạy cảm như tủ điện, bộ nguồn, và các thiết bị viễn thông.
Ký hiệu tụ chống sét trên các mạch điện thường là RV, MOV, RDV, VR... Bạn cũng cần biết các tụ thường có hình dáng gần giống với tụ gốm cao áp (ký hiệu là C) để phân biệt với các tụ chống sét khác.
Nguyên lý hoạt động của tụ chống sét
Tụ chống sét thường được cấu tạo với hai chân chân. Tụ sẽ được lắp song song với bảng mạch điện và nối hai cực nguồn với nhau bằng cầu chì.
Tụ chống sét hoạt động dựa trên nguyên lý nạp và phóng điện:
-
Khi có xung điện áp cao: Tụ chống sét sẽ nhanh chóng hấp thụ phần năng lượng điện áp dư thừa để ngăn chặn dòng điện tăng cao đột ngột.
-
Khi điện áp trở lại bình thường: Năng lượng đã hấp thụ sẽ được phóng ra một cách an toàn, đảm bảo dòng điện trong hệ thống luôn ổn định.

Bằng cách này, tụ chống sét giúp bảo vệ các linh kiện điện tử khỏi tình trạng cháy nổ hoặc suy giảm tuổi thọ do xung điện.
Cách đọc thông số tụ chống sét
Trên mỗi tụ điện chống sét sẽ đều có thông số khác nhau. Mỗi thông số tụ chống sét sẽ đại biểu cho từng ý nghĩa khác nhau. Nếu bạn muốn sử dụng tụ chống sét hiệu quả, bạn sẽ cần nắm được cách đọc thông số tụ chống sét.
-
Điện dung (C - Farad, ký hiệu là F, µF, nF, pF): Đây là chỉ số cho biết khả năng lưu trữ điện tích của tụ. Đơn vị phổ biến của điện dung là microfarad (µF) hoặc nanofarad (nF).
-
Điện áp định mức (V, kV): Là mức điện áp tối đa mà tụ có thể chịu được trước khi bị hỏng. Nếu điện áp vượt quá giới hạn này, tụ có thể bị chập hoặc nổ.
-
Dòng rò (mA, µA): Là lượng dòng điện rò rỉ khi tụ hoạt động. Dòng rò thấp chứng tỏ tụ hoạt động tốt.
-
Tần số làm việc (Hz, kHz, MHz): Thông số này xác định phạm vi tần số mà tụ có thể hoạt động ổn định.
-
Nhiệt độ hoạt động (°C): Giới hạn nhiệt độ mà tụ có thể làm việc an toàn. Nếu sử dụng tụ trong môi trường có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp so với mức quy định, hiệu suất của tụ sẽ bị ảnh hưởng.
Tiếp theo, Hiokivn.com sẽ hướng dẫn bạn cách đọc thông số tụ chống sét ngay dưới đây.
Điện áp kẹp
Đây là mức điện áp tại đó tụ bắt đầu dẫn điện mạnh để bảo vệ mạch. Điện áp kẹp càng thấp, khả năng bảo vệ càng tốt. Thông số này thường được ký hiệu là "K" kèm theo mức điện áp. Ví dụ, tụ có điện áp kẹp 275V sẽ được ký hiệu là K275.

Đường kính của tụ
Thông số này cho biết kích thước vật lý của tụ, ảnh hưởng đến khả năng xử lý năng lượng. Đường kính thường được ký hiệu là "S" kèm theo kích thước. Ví dụ, tụ có đường kính 20mm sẽ được ký hiệu là S20.
Xem thêm:
- Cách thay cầu chì đồng hồ vạn năng nhanh chóng, dễ dàng
- Cách cắm que đo đồng hồ vạn năng đúng kỹ thuật
Cách đo tụ chống sét bằng đồng hồ vạn năng
Việc kiểm tra tụ chống sét là điều quan trọng để đảm bảo tụ hoạt động ổn định bảo vệ cho các thiết bị. Bên cạnh đó, kiểm tra tụ chống sét cũng là một trong những bước để phát hiện các lỗi hỏng hóc trên thiết bị điện hay mạch điện. Bạn có thể tham khảo cách đo tụ chống chống sét dưới đây.
Bước 1: Ngắt nguồn điện và xả tụ
-
Đảm bảo mạch điện đã được ngắt nguồn trước khi tiến hành kiểm tra.
-
Dùng tua vít có tay cầm cách điện hoặc điện trở có giá trị lớn (khoảng 10kΩ – 100kΩ) để xả hết điện tích còn lại trong tụ, tránh nguy cơ bị giật hoặc làm hỏng đồng hồ đo.
Bước 2: Kiểm tra tụ
- Bạn dùng tua vít để tháo mạch điện, kiểm tra vị trí của tụ. Tụ thường có màu sắc nổi bật, kích thước nhỏ và được kết nối với cầu chì.
- Bạn cần kiểm tra tụ có bị hỏng hóc về ngoại hình. Ví dụ như tụ bị cháy, có màu đen ở chân cắm, bị đứt gãy. Khi đó, bạn cần thay một tụ mới.
Nếu tụ không bị hỏng hóc bên ngoài, bạn sẽ cần tháo tụ. Lưu ý cần tháo nhẹ nhàng, tránh làm hỏng bo mạch.

Bước 4: Kiểm tra bằng chế độ đo điện trở
-
Chuyển đồng hồ vạn năng sang chế độ đo điện trở.
-
Kết nối hai que đo của đồng hồ với hai chân của tụ.
-
Trên đồng hồ, bạn chọn thang đo điện trở ở mức khoảng 1000 Ohms. Bạn đặt đầu dò của đồng hồ đo vào hai chân của tụ chống sét.
Bước 6: Quan sát kết quả
-
Nếu đồng hồ hiển thị giá trị điện trở rất cao hoặc vô cực: Tụ vẫn hoạt động tốt.
-
Nếu giá trị điện trở thấp (dưới vài kΩ) hoặc bằng 0: Tụ có thể đã bị chập.
-
Nếu giá trị điện trở thay đổi liên tục và không ổn định: Tụ có thể đã bị rò rỉ điện.
Sau khi đo xong, bạn hàn lại tụ vào mạch điện, lắp lại bộ phận và kiểm tra lại thiết bị.
Gợi ý đồng hồ vạn năng kiểm tra tụ chống sét
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đồng hồ vạn năng có chức năng đo điện trở để kiểm tra tụ điện chống sét hay tụ chống quá áp. Bạn có thể dễ dàng chọn những thiết bị đến từ các hãng sản xuất uy tín như đồng hồ vạn năng Hioki, Kyoritsu, Sanwa, Fluke…
Đây đều là những thương hiệu chuyên cung cấp các thiết bị đo lường điện chất lượng, độ chính xác cao như ampe kìm, đồng hồ megaohm, máy đo nội trở pin, máy đo điện trở đất, bút thử điện, đồng hồ chỉ thị pha … Bạn có thể tham khảo một số loại đồng hồ vạn năng đang được ưa chuộng hiện nay như:
- Hioki DT4256 là loại đồng hồ đo vạn năng đa chức năng đo dòng AC/DC, đo điện áp AC/DC, đo điện trở 60.00 MΩ. Giá tham khảo: 3.410.000 đồng.
- Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 2012R, đa chức năng đo DCV/ACV, đo dòng, đo điện trở với 6 dải đo lên tới 60.00MΩ. Giá tham khảo: 2.450.000 đồng.

Hioki DT4255 là đồng hồ vạn năng có độ bền cao, đo RMS, đa chức năng như đo điện áp, đo dòng, đo điện trở lên tới 60.00 MΩ. Giá tham khảo: 4.015.000 đồng.
Đồng hồ vạn năng số Sanwa PC700 đến từ Nhật, chức năng đo đa dạng như đo điện áp AC/DC, đo dòng, đo thông mạch, đo điện trở 60MΩ. Giá tham khảo: 4.500.000 đồng.
Tổng hợp những thông tin về tụ chống sét cũng như cách đo tụ chống sét hy vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm về một linh kiện của mạch điện này. Bên cạnh đó, nếu bạn cần thêm bất kỳ thông tin hay tư vấn hãy gọi ngay đến Hotline: 0902148147 - 0979244335 để nhận sự trợ giúp từ các chuyên viên về thiết bị đo điện.
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn