Chập điện là gì? Nguyên nhân, cách xử lý khi nhà bị chập điện
Bạn thường nghe nói chập điện khi có hiện trường hai dây điện bị cháy. Tuy nhiên, bạn có biết chập điện là gì? Nguyên nhân chập điện cũng như cách xử lý khi nhà bị chập điện? Hiokivn.com sẽ mang đến cho bạn những thông tin chi tiết ngay dưới đây.
Chập điện là gì?
Khi tìm hiểu về chập điện là gì? Câu trả lời rất đơn giản: Chập điện là hiện tượng chập điện là sự tiếp xúc giữa hai dây dẫn điện cấp điện cho mạch điện có mức điện trở tăng lên quá đột ngột.
Chập điện mất điện là lúc dây dẫn xuất hiện lửa điện và gây cháy cho các thiết bị điện. Hiện tượng mất điện có thể xảy ra ở cả dòng điện 1 chiều (DC) hoặc dòng điện xoay chiều (AC).
Hiện tượng chập điện được biết đến là mối nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới tính mạng của con người. Khi xuất hiện các hiện tượng chập điện có thể sẽ kéo theo hỏa hoạn và có thể gây nên những thiệt hại về tài sản và thiệt mạng. Tuy nhiên, khi mạch điện được gắn cầu chì hoặc cầu dao sẽ giúp ngắn nguồn điện ở ngay nơi bị chập điện.
Trước khi tìm hiểu về cách kiểm tra chập điện hay cách xử lý khi nhà bị chập điện, bạn cần nắm được những nguyên nhân chập điện. Điều này còn giúp bạn có thể ngăn chặn được hiện tượng chập điện đảm bảo an toàn cho người và ngôi nhà.
Nguyên nhân chập điện
Theo những thống kê, nguyên nhân chập điện có rất nhiều từ chập mạch điện, quá tải điện, các thiết bị điện bị hỏng… Mỗi nguyên nhân sẽ gây ra những sự cố khác nhau nhưng đều dẫn đến chập điện.
Chập mạch điện
Chập mạch điện cũng là hiện tượng chập điện phổ biến khi những dây pha chạm vào nhau hoặc chạm vào dây lửa tiếp đất. Khi đó, mức điện trở giảm nhanh làm cho cường độ dòng điện tăng bất ngờ gây cháy cho hệ thống và thiết bị điện.
Các mối nối dây điện, thiết bị lỏng hay bị hởi
Khi tìm hiểu chập điện là gì bạn sẽ thấy rất nhiều những sự cố xảy ra là do các mối nối của dây điện hay các thiết bị bị hở, không liền mạch, lỏng. Khi đó sẽ làm xuất hiện những hiện tượng tia lửa điện được phóng qua không khí và gây cháy.
Nguồn điện bị quá tải
Đối với các thiết bị có công suất lớn cùng được sử dụng với tần suất cao như máy lạnh, điều hòa, lò vi sóng… Khi đó, dòng điện sẽ xuất hiện tình trạng quá tải cũng sẽ gây nên hiện tượng chập điện mất điện.
Sử dụng các thiết bị sinh nhiệt dễ cháy
Khi bạn dùng những loại máy có khả năng tỏa nhiệt như bàn là hay máy sấy tóc… cũng có thể rất dễ cháy. Sự cố này cũng được gọi là hiện tượng chập điện.
Sử dụng phích cắm hoặc ổ cắm sai cách
Với các thiết bị như ổ cắm hay phích cắm điện với nhau quá lỏng hoặc quá chặt cũng sẽ làm xuất hiện tình trạng hở điện. Khi đó, chập điện cũng có thể xảy ra và gây cháy tại ổ cắm, phích cắm.
Xem thêm: Cách nối dây điện vào ổ cắm, phích cắm, công tắc nhanh chóng
Cách kiểm tra chập điện
Ngoài những việc tìm hiểu chập điện là gì, bạn cũng có thể tham khảo cách kiểm tra chập điện để nhanh chóng ngăn chặn. Điều này sẽ giúp phòng chống các sự cố chập cháy hiệu quả.
Hiện nay, hệ thống dây điện được lắp đặt theo hai cách đó là lắp đặt nổi và dây điện âm tường. Với những dây điện được lắp đặt bên ngoài, bạn chỉ cần kiểm tra dây có bị hở hoặc đứt hay không để khắc phục kịp thời.
Tuy nhiên, với hệ thống dây điện âm tường sẽ khó hơn một chút. Khi đó, bạn có thể tham khảo cách kiểm tra chập điện loại âm tường bằng đồng hồ vạn năng, bút thử điện hay đồng hồ công tơ điện.
Bạn có thể tham khảo những bước cách kiểm tra chập điện âm tường dưới đây.
Cách kiểm tra chập điện bằng bút thử điện
Bạn chỉ cần sử dụng loại bút thử điện điện tử để kiểm tra hệ thống dây điện đi ngầm. Bạn chỉ cần xác định những vị trí đã lắp dây và di chuyển bút lên xung quanh tường.
Khi bút thử điện báo đỏ ở những nơi nào, bạn sẽ cần ngắt nguồn điện tại khu vực đó. Tiếp đó, bạn sẽ cần có những biện pháp khắc phục chập điện.
Cách kiểm tra chập điện bằng đồng hồ vạn năng
Đồng hồ vạn năng là thiết bị đo điện có thể dễ dàng kiểm tra điện trở hay đo điện áp của dòng điện. Bạn có thể lựa chọn những loại đồng hồ đo chất lượng như đồng hồ vạn năng Hioki, đồng hồ vạn năng Kyoritsu có khả năng kiểm tra điện áp và điện trở. Một số thiết bị được ưa chuộng hiện nay mà bạn có thể tham khảo như đồng hồ vạn năng Hioki DT4256, Hioki 3030-10, Kyoritsu 1009,...
Cách kiểm tra chập điện bằng đồng hồ vạn năng như sau:
Bước 1: Bạn cần rút dây điện khỏi ổ cắm điện.
Bước 2: Bạn chọn thang đo liên tục ở đồng hồ vạn năng. Tiếp đó, bạn đặt hai que đo vào ổ cắm để kiểm tra dây điện có thông mạch hay không.
Nếu thông mạch sẽ có tiếng âm thanh báo “bip”. Nếu không có, tức là dây điện đã bị đứt ngầm.
Bước 3: Bạn kiểm tra mạch điện bị hở bằng cách dùng que đo của đồng hồ chạm dây có dòng xoay chiều của dây nguồn.
Bước 4: Nếu nguồn điện được kết nối thì thiết bị sẽ thông báo bằng tiếng bíp, ngược lại sẽ không có âm thanh thông báo. Khi đó, bạn sẽ cần phải thay cáp nguồn mới.
Cách kiểm tra thông qua đồng hồ công tơ điện
Việc kiểm tra chập điện cũng có thể được thực hiện thông qua đồng hồ công tơ điện. Bạn có thể tiến hành theo các bước dưới đây.
Bước 1: Tắt tất cả các thiết bị dùng trong gia đình như máy giặt, đèn, tivi,.. Chú ý, bạn cần rút cả dây nguồn.
Bước 2: Cài đặt CB tổng hoặc aptomat ở các tầng về chế độ ON.
Bước 3: Bạn kiểm tra đồng hồ công tơ điện vẫn quay hoặc có số chạy thì hệ thống điện đang bị rò rỉ.
Khi đó, hệ thống sẽ không còn an toàn, bạn cần có kế hoạch khắc phục để tránh bị chập điện. Bạn có thể tham khảo cách khắc phục sự cố chập điện đơn giản dưới đây.
Cách xử lý khi nhà bị chập điện
Khi nhà xuất hiện các sự cố chập điện, bạn đều cần phải có ngay những cách xử lý chập điện và tiến hành sửa chữa. Hiokivn.com chia sẻ một số những cách xử lý khi nhà bị chập điện.
Ngắt cầu dao tổng
Khi gặp phải tình trạng chập điện, bạn sẽ cần đóng ngắt cầu dao tổng của toàn hệ thống, tránh làm lây lan đến những thiết bị khác.
Trong trường hợp, lửa bắt đầu cháy nhanh và lan rộng hãy gọi ngay cứu hỏa.
Tiến hành dập lửa
Khi nguồn điện chưa được ngắt và có lửa cháy, bạn có thể sử dụng những vật liệu để dập điện như đất, cát hoặc cành cây khô. Bạn cần lưu ý không được dùng nước hay các vật bằng kim loại để dập lửa.
Khi đã ngắt điên, bạn có thể dập lửa bằng các loại khác nhau như cát, đất, vải ẩm, bình chữa cháy.
Kiểm tra toàn bộ hệ thống
Sau khi đã kiểm soát được vị trí bị chập điện lớn nhất, bạn sẽ cần phải kiểm tra lại toàn bộ hệ thống. Nếu còn lửa cháy ở những nơi khác cũng cần phải dập lửa ngay.
Khắc phục hệ quả sau khi chập điện
Sau khi đã ngắt điện và dập lửa, bạn sẽ cần thiết hành sửa hoặc thay mới những dây dẫn, ổ điện hay phích cắm bị chập cháy. Đây là điều cần thiết để đảm bảo hạn chế đường dây dẫn có thể bị hỏng.
Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách kiểm tra dây điện bị đứt ngầm bằng đồng hồ vạn năng
Những lưu ý khi khắc phục sự cố chập điện
Trong quá trình sửa chữa những sự cố chập cháy điện, bạn cần hiểu được những lưu ý dưới đây.
- Đối với dây điện trần được nối ở ngoài nhà cần phải cách nhau tối thiểu 0.25m.
- Dây điện cần phải được nối chắc chắn, đảm bảo không bị hở, không chạm vào nhau.
- Cần chọn dây dẫn có tiết diện phù hợp với dòng điện phụ tải.
- Không nên dùng dây dẫn có tiết diện quá nhỏ cho thiết bị điện công suất lớn.
- Kiểm tra nhiệt độ tiêu thụ điện thường xuyên, kiểm tra vỏ bọc, cách điện dây dẫn.
- Sử dụng các thiết bị như cầu chì, aptomat để dùng cho hệ thống đường dây dẫn.
Tổng hợp những thông tin về cầu chì là gì cũng như cách xử lý khi nhà bị chập điện để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. Đồng thời, bạn cũng sẽ có những biện pháp giúp ngăn chặn các sự cố chập điện hiệu quả.
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn