Tìm hiểu về load cell. Cách kiểm tra loadcell sống hay chết
Trong các phụ kiện cân điện tử, loadcell được biết đến là một linh kiện quan trọng đánh dấu cân hoạt động có chính xác hay không. Vậy loadcell là gì? Cấu tạo của loadcell cũng như cách kiểm tra loadcell sống hay chết được thực hiện như thế nào? Bạn hãy tham khảo ngay những chia sẻ dưới đây nhé.
Loadcell là gì?
Khi tìm hiểu loadcell là gì hay cảm biến loadcell là gì? Bạn có thể hiểu đơn giản như sau: Loadcell được hiểu đơn giản là những loại đầu dò tải ( hoặc cảm biến trọng lượng) để có thể tiếp nhận những tác động của trọng lực, lực lên đĩa cân và chuyển trọng lực tác động này sang tín hiệu điện. Sau đó những tín hiệu điện này sẽ có lực và tỷ lệ thuận với cường độ lực của vật tác động lên cân.
Trên thị trường hiện nay, loadcell có rất nhiều loại khác nhau: Loadcell Strain Gauge, Loadcell khí nén và Loadcell thủy lực. Bạn cũng cần biết tùy thuộc vào từng loại loadcell cũng như mạch sẽ có những thay đổi khác nhau thay đổi tín hiệu dòng, điện áp cũng như tín hiệu số.
Cấu tạo loadcell
Bên cạnh việc tìm hiểu load cell là gì? Bạn có thể tham khảo thêm cấu tạo của loadcell để từ đó có thể hiểu thêm cũng như sử dụng loadcell dễ dàng và đúng cách.
Theo đó, cấu tạo loadcell sẽ bao gồm hai bộ phận chính: đòn cân và mạch xử lý tín hiệu điện tử.
Trong đó, đòn cân cũng được thiết kế với hai phần chính là Strain Gauge và Lào. Strain Gauge được biết đến là một điện trở có kích thước rất nhỏ. Khi có điện trở thay đổi sẽ bị nén hoặc kéo dãn và được duy trình bằng nguồn điện.
Load (còn có tên khác là tải) chính là một thanh kim loại đã được gắn 1 đầu. Trong đó 1 đầu còn lại sẽ được liên kết với bàn cân.
Nguyên lý làm việc của loadcell
Việc tìm hiểu nguyên lý làm việc của loadcell sẽ giúp bạn hiểu thêm về cơ chế làm việc của cân điện tử. Dưới đây là nguyên lý hoạt động của loadcell.
Thông thường, loadcell sẽ có 4 điện trở strain gauge được kết nối theo vòng với nhau để tạo thành mạch cầu Wheatstone (Wheatstone Bridge).
Khi nguồn điện áp được cung cấp cho loadcell (R1 và R4 của cầu điện trở Wheatstone), mức điện áp tín hiệu ra sẽ được đo ở giữa hai góc khác chính là (R2 và R3).
Trong trường hợp không tải (không có vật trên bàn cân), mức điện áp tín hiệu sẽ được đánh giá bằng 0 (gần bằng 0). Khi bạn đặt một vật cần cân lên đĩa cân, loadcell sẽ bị kéo - nén làm thay thay đổi điện trở. Khi đó các điện trở strain gauge cũng sẽ bị thay đổi do ảnh hưởng của sự thay đổi độ dài và tiết diện của các dây kim loại trong điện trở.
Khi đó, những biến dạng sẽ được loadcell ghi lại và chuyển đổi thành tín hiệu điện cung cấp đến bộ xử lý thông tin để phân tích và cho ra kết quả theo dạng số. Những kết quả này được hiển thị trên màn hình cân để bạn có thể đọc kết quả dạng số được dễ dàng nhất.
Xem thêm:
-
Sò nóng lạnh là gì? Cách kiểm tra sò nóng lạnh sống hay chết
-
Cách đo và kiểm tra IGBT sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng
Cách kiểm tra loadcell sống hay chết
Trong quá trình sử dụng cân điện tử không thể tránh khỏi các trường hợp cân bị hỏng hóc. Trong đó, loadcell bị hỏng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến khả năng cân của thiết bị. Chính vì vậy, bạn sẽ cần biết cách kiểm tra loadcell sống hay chết để biết được khi nào cần thay mới loadcell. Dưới đây sẽ là những hướng dẫn kiểm tra loadcell sẽ được thực hiện theo hai bước test nguội và test nóng.
Bước 1: Test nóng loadcell với đồng hồ vạn năng đo điện trở
Cách đo kiểm tra loadcell trong bước này sẽ cần sử dụng thiết bị đồng hồ vạn năng có chức năng đo ohm (đo điện trở)
Đầu tiên, bạn sẽ dùng đồng hồ đo vạn năng để đo mức điện trở ở ngõ vào và ngõ ra của loadcell để đảm bảo chính xác nhất. Bạn kết nối dây đo với đồng hồ vạn năng, đầu que đo kết nối với dây nguồn ở ngõ vào và ngõ ra của loadcell.
Mức giá trị điện trở của ngõ vào ( chính là mức giá trị điện trở giữa hai dây tín hiệu +E (+IN) và -E (-IN)) với mức giá trị điện trở ngõ ra (giá trị điện trở giữa 2 dây tín hiệu +Sig (+OUT) và -Sig (-OUT)). Khi sự chênh lệch điện trở giữa hai dây trong biên độ +/- cho phép thì loadcell vẫn còn dùng tốt. Trong trường hợp biên độ quá lớn hoặc sự chênh lệch cao có nghĩa loadcell đã bị hỏng.
Trong trường hợp các loadcell của cân điện tử không có thông tin cung cấp mức điện trở, không có catalogue thì loadcell còn sống hay chết được quy định như sau. Một trong số 6 giá trị của thông số điện không thể đo hoặc bị đứt rời. Khi đó, loadcell có thể đã bị hỏng và cần phải thay mới.
Một số sản phẩm đồng hồ có chức năng đo điện trở mà bạn có thể tham khảo như Hioki 3030-10, Hioki DT4256, Hioki DT4281,.. Đây là các thiết bị được nhiều thợ điện, kỹ sư lựa chọn trong kiểm tra, sửa chữa điện.
Bước 2: Tiến hành test nóng bằng cách kiểm tra khả năng hoạt động của loadcell khi kết nối loadcell với bộ chỉ thị.
Trong quá trình kiểm tra, nếu các thông số điện trở của loadcell vẫn làm việc bình thường có nghĩa cầu điện trở Wheatstone cũng đang hoạt động bình thường. Điều này có nghĩa loadcell chưa bị hỏng.
Cũng có một số trường hợp không có tín hiệu ngõ hay tín hiệu không ổn định là do lớp keo dán liên kết cầu điện trở Wheatstone với bề mặt của thân loadcell dễ bị tróc hoặc hỏng, trong trường hợp này thì ngoại lực đã tác động trực tiếp lên loadcell khiến thân nó biến dạng.
Trên đây là những thông tin về loadcell là gì cũng như cách kiểm tra loadcell sống hay chết để bạn hiểu thêm về linh kiện quan trọng của cân điện tử. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng phát hiện sự cố hỏng hóc và tiến hành sửa chữa kịp thời. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn về thiết bị đo và kiểm tra điện, mời bạn liên hệ với Hiokivn.com theo HOTLINE Hà Nội: 0902 148 147 - TP.HCM: 0979 244 335 để được các chuyên viên tư vấn miễn phí trong thời gian nhanh nhất.
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn